logo

Soạn bài: Truyện Kiều (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Truyện Kiều chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 10 hay nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du. 


Soạn bài: Truyện Kiều (chi tiết)


Hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820). Ông may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau (Tổ tiên ở Hà Nội, sau di cư vào Hà Tĩnh, mẹ Nguyễn Du quê ở Bắc Ninh, sau này ông lấy vợ người Thái Bình) -> là tiền đề hình thành nên giá trị của những sáng tác nghệ thuật sau này của nhà đại thi hào dân tộc.

- Sinh ra trong 1 gia đình quý tộc, thuở nhỏ sống trong nhung lụa. Năm 13 tuổi mồ côi cha mẹ nên phải sống nhờ người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản – vốn là người nổi tiếng phong lưu -> ông có nhiều điều kiện thuận lợi dùi mài kinh sử, có nhiều hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến -> ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của ông sau này.

- Năm 1789 do biến cố lịch sử, Nguyễn Du Phải chịu cảnh sống lầm than nay đây, mai đó, lúc quê vợ khi nhờ quê mẹ, lúc lại sống nhờ quê cha... Cuộc sống hơn mười năm lưu lạc giữa các vùng quê đã giúp ông hiểu hết được đời sống của người dân, tiếp nhận những truyền thống văn hóa của các miền quê => hình thành nên phong cách ngôn ngữ của những sáng tác bằng chữ Nôm của ông sau này.

- Năm 1802 Ông được mời ra làm quan dưới triều Nguyễn, con đường quan trường gặp nhiều thuận lợi: Làm tri huyện, Đông các điện học sĩ, Cai bạ dinh Quảng Bình, Cần chánh điện học sĩ, 1813 giữ chức chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1820 tiếp tục được cử đi sứ thì qua đời vì bệnh nặng.

- Danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới được trao cho ông vào năm 1965.

=> Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố lớn. Loạn lạc của lịch sử đã đẩy ông từ cuộc sống dư giả giàu sang vào cuộc đời lưu lạc, tha hương, sống cuộc sống như người dân thường. Nhờ vậy, ông cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa, bị đàn áp bất công. Cũng chính điều đó góp phần làm cho những tác phẩm của ông có chiều sâu và ý nghĩa chưa từng có trong văn thơ Việt Nam. Ở Nguyễn Du nổi bật lên tấm lòng nhân đạo, đồng cảm, thương yêu với những con người bất hạnh. Điều đó được gửi gắm vào từng trang sách, lưu truyền cho hậu thế. Sự vĩ đại ở Nguyễn Du là từ một quý tộc bị phá sản, Nguyễn Du đã vươn lên và trở thành một nghệ sĩ thiên tài.

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Các sáng tác chính:

a. Sáng tác bằng chữ Hán:

+ Tác phẩm: Thanh Hiên thi tập, 78 bài. Nam Trung tạp ngâm, 40 bài. Bắc hành tạp lục, 131 bài....

+ Nội dung:

- Các tác phẩm của Nguyễn Du đều mang chiều hướng ngợi ca và đồng cảm với nhân cách cao thượng, đồng thời bài trừ, phê phán những nhân vật phản diện.

- Tố cáo và lên án xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người.

- Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đày đọa hắt hủi...

=> Thơ chữ Hán không chỉ là trang nhật kí mà còn thể hiện những suy nghĩ sâu sắc của ông về con người, về thời đại cuối Lê đầu Nguyễn ở Việt Nam. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa tinh luyện, tài hoa vừa giản dị, gần gũi.

 b. Sáng tác bằng chữ Nôm:

- Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh): Viết bằng thể thơ song thất, chiêu hồn cho nhiều hạng người, song sự cảm thông sâu sắc luôn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội: các em nhỏ, kĩ nữ, học trò nghèo...

- Truyện Kiều:

+ Nguồn gốc: Dựa trên cốt truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở trung quốc ( Tiểu thuyết chương hồi).

+ Tên ban đầu: Đoạn trường tân thanh, sau đổi Truyện Kiều.

+ Thể loại: Truyện thơ, viết theo thể lục bát. Gồm 3. 254 câu thơ.

+ Đề tài: Cảm hứng về thân phận con người.

+ Nội dung :  Tác phẩm xoay quanh những biến cố trong cuộc đời của Thúy Kiều – người con gái tài hoa nhưng bạc phận.

+ Nội dung tư tưởng:

- Đồng cảm, xót thương cho thân phận Kiều: khóc thương cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc thương cho cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác bị đọa đày...

- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép chế độ phong kiến bất công, con người bị tha hóa bởi đồng tiền.

- Truyện Kiều là bài thơ ca ngợi tình yêu tự do và công lí.

=> Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là 1 “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật văn hóa Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là “tấm lòng nghĩ tới muôn đời”, vừa là sự ngợi ca những trị nhân bản cao đẹp của con người.

*) Nguyễn Du xứng danh là đại thi hào của dân tộc, là danh nhân văn hóa của nhân loại, là nhà thơ có lòng nhân đạo sâu sắc. Ông đã đưa thơ chữ Hán và thơ Nôm lên 1 tầm cao mới, nghệ thuật đạt đến mức tinh hoa điêu luyện. Ông là niềm tự hào của cả dân tộc. 


Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác