logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (chi tiết)


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (chi tiết)


I. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng chủ yếu trong văn bản nghệ thuật, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó được tổ chức,  xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mỹ.


II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Tính hình tượng.

2. Tính truyền cảm.

3. Tính cá thể hóa.


III.Luyện tập

Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Những phép tu từ thường được sử dụng để tạo tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh,…

Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

  Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có 3 đặc trưng cơ bản là: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. Để có hình tượng, người viết phải tạo ra nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, nhân hóa, phóng đại, hoán dụ…Vì sử dụng nhiều biện pháp tu từ nên tính hình tượng tạo ra tính đa nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau. Tính đa nghĩa trong hình tượng quan hệ mật thiết với tính hàm súc, lời ít mà ý nhiều.

=> ngôn ngữ tạo nên tính hình tượng tự bản thân nó đã bộc lộ tình cảm khiến cho người đọc, người nghe cũng vui buồn, yêu thương, đồng cảm hay căm ghét… cùng người viết. Có thể nói trong tính hình tượng cũng mang dấu ấn của tính truyền cảm.

=> Cách xử lí ngôn ngữ (lựa chọn, xếp đặt) của người viết khi tạo nên tính hình tượng cũng để lại giọng điệu, tính sáng tạo riêng của từng tác giả -> mang dấu ấn của tính cá thể hóa

Vì thế có thể nói tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Bởi trong tính hình tượng đã bộc lộ tính truyền cảm và tính cá thể hóa:

- Một tác phẩm mà không có hình tượng thì không tác động được tình cảm tới người đọc, người nghe.

- Không tạo ra hình tượng mang tính độc đáo riêng thì không có tính cá thể hóa.

- Sự thu hút, gợi cảm đầu tiên đối với người đọc, người nghe là hình tượng trong thơ, trong văn, trong cách lập luận, trong cả lời nói của nhân dân.

Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Lựa chọn từ ngữ thích hợp:

a) Từ điền vào là “canh cánh” lí do để tạo hình tượng khắc sâu Bác Hồ nhớ nước nhiều đêm không ngủ được.

b) Từ điền vào là “Rắc” và “Triệt”. Nó sát với ngữ cảnh và âm điệu thơ, khắc họa sâu hơn tội ác của quân thù

Câu 4 (trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Cùng viết về đề tài mùa thu mà ba nhà thơ thể hiện khác nhau:

- Hình tượng: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến là bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, trong thơ Lưu Trọng Lư mùa thu nhuốm màu vàng của lá, có âm thanh xào xạc, trong thơ Nguyễn Đình Thi tràn đầy sức sống mới.

- Cảm xúc: Nguyễn Khuyến yêu cảnh trong sáng, Lưu Trọng Lư bâng khuâng trước sự thay đổi nhẹ nhàng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sức sống hồi sinh của dân tộc.

- Cách sử dụng từ ngữ, nhịp điệu:

+ Với Nguyễn Khuyến: Mùa thu hiện lên với màu sắc xanh ngắt, gió thu hắt hiu, lá thu lơ phơ, nhịp điệu thơ 4/3.

+ Với Lưu Trọng Lư: Mùa thu hiện lên với màu vàng thu, lá thu xào xạc, nhịp điệu thơ 3/2.

+ Với Nguyễn Đình Thi: Mùa thu hiện lên với màu sắc trong biếc, gió thu thổi mạnh, lá thu bay phấp phới, nhịp điệu thơ 2/3, 3/4, 2/2/2

=> Ba nhà thơ ở 3 giai đoạn khác nhau, viết chung một đề tài mà cách lựa chọn từ ngữ đã thể hiện cảnh vật khác nhau. Nhịp thơ cũng khác nhau. Đó là tính cá thể của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác