logo

Soạn bài Trong lòng mẹ (ngắn nhất)

Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn giúp các em hiểu hơn về nỗi bất hạnh của chú bé Hồng và tình cảm mẫu tử thiêng liêng


Khái quát tác phẩm Trong lòng mẹ để soạn bài Trong lòng mẹ


I. Tóm tắt bài Trong lòng mẹ 

Chú bé Hồng mất cha, vẫn trong giai đoạn để tang. Mẹ đã đi biệt được một thời gian dài, sắp đến ngày giỗ thầy, chú càng mong được gặp mẹ. Mất thầy, mẹ thì tha hương cầu thực, Hồng luôn sống trong nụ cười giả dối của họ hàng , nhất là bà cô ruột thịt của mình. Những lời nói tưởng chừng chứa đựng sự yêu thương nhưng trong đó luôn ẩn dấu lưỡi dao sắc nhọn cứa vào lòng chú bé Hồng, để rồi không kìm nén được mà nghẹn ngào thành giọt nước mắt. Người mẹ trong lời kể của cô tiều tụy, nghèo khổ càng làm cậu căm  ghét sự trói buộc, bất công trong xã hội bấy giờ khiến người phụ nữ không thể có hạnh phúc của riêng mình. Rồi chú cũng gặp lại mẹ trong niềm hanh phúc tột cùng. Không biết sự thật là hình hài mẹ trở nên tươi sáng như khi gia đình còn sung túc hay tất cả chỉ là niềm hy vọng của cậu do quá thương mẹ nhưng cuối cùng Hồng đã tìm được sự bình yên thân thuộc trong vòng tay mẹ.


II. Bố cục bài trong lòng mẹ

Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai

Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn gọn


Câu 1: Hình ảnh về người cô trong đoạn trích trong lòng mẹ

Hình ảnh về người cô trong đoạn trích:

- Ẩn giấu trong khuôn mặt “ tươi cười”, giọng nói “ ngọt ngào” cùng những cử chỉ thân mật đối với cậu bé nhưng giả tạo, tác giả đã dùng một từ rất chuẩn xác để diễn tả đó là “ rất kịch”.

- Cách nhấn giọng vào từ “ phát tài” và kéo dài từ “ em bé” như muốn làm đứa trẻ thêm đau khổ, từ đó tạo cho Hồng những suy nghĩ xấu xa về người mẹ của mình.

- Từng câu từng chữ người cô dần dần kéo đứa cháu vào để thỏa mãn niềm vui ác độc như một trò chơi đã được bày tính sẵn, cảm xúc của Hồng đấy lên cao trào từ “ lòng đau thắt lại” rồi “ nước mắt lưng chòng.

Một người cô ruột lại có thể giả dối, xấu xa đến vậy. Sự giả dối, thâm hiểm được phơi bày khiến Hồng đau đớn, uất ức đến cực điểm. Đây là hình tượng của những hạng người sống tàn nhẫn, đánh mất luôn cả tình cảm máu mủ ruột rà trong xã hội lúc bấy giờ.


Câu 2: Tình yêu thương và cảm thông của chú bé Hồng đối với người mẹ

Cùng soạn bài Trong lòng mẹ để hiểu nỗi lòng của chú bé Hồng mặc dù bị reo rắc những suy nghĩ xấu xa về mẹ nhưng cũng không ngăn được tình yêu thương  và cảm thông của chú bé Hồng đối với người mẹ đáng thương của mình:

- Nghe những lời nói giả dối, thâm độc xúc phạm sâu sắc tới mẹ:

+ Khi được hỏi rằng có muốn đi thăm mẹ thì những kí ức thân thuộc về hình ảnh người mẹ hiền lành, chịu đựng như hiện lên trong suy nghĩ của Hồng để rồi suýt nữa bật ra thành từ “có” để rồi kịp thời nhận ra sự dối trá nơi người cô mà chỉ biết ngậm ngùi chua xót.

+ Hai chữ “ em bé” như xoáy sâu, xoắn chặt vào tâm can đứa trẻ. Nước mắt rơi không phải vì trách mẹ bỏ lại mình mà có đứa em khác, hơn tất cả đó là chú thương mẹ, giận mẹ tại sao chỉ vì những định kiến, tư tưởng hủ tục xấu xa kia phải sống luồn cúi, tránh né mọi người và tránh né luôn cả anh em chú.

+ Chú chỉ ước những điều làm tổn thương mẹ là những vật hữu hình có thể chạm vào, cầm nắm được để có thể dễ dàng vồ lấy, cắn, nhai rồi phá hủy nó.

- Cảm giác sung sướng đến cực điểm khi gặp lại người mẹ mà mình luôn nhớ mong:

+ Khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo Hồng đã khẳng định được đó chính là mẹ mình, nhưng rồi lại e sợ đó chỉ là ảo giác không có thật.

+ Tất cả cảm xúc như bùng cháy khi gặp lại người mẹ bằng xương bằng thịt chân thật đứng ngay trước mặt, để rồi những bước chân cứ ríu ríu vào nhau, òa khóc lên vì vui sướng.

+ Có lẽ vì sự vui mừng khi gặp lại mẹ đã làm hình ảnh người mẹ trở nên đẹp đẽ và sáng ngời hơn trong mắt cậu chứ không như những gì người cô đã miêu tả.

+ Được chạm vào mẹ làm đầu óc Hồng như đi trên mây, không còn nhớ được mẹ đã hỏi gì và chú đáp như thế nào. Nhưng câu ní của người cô hiện lên rồi nhanh chóng chìm sâu trong suy nghĩ. Mẹ đã ở đây bằng xương bằng thịt. Khác hoàn toàn nhưng gì cô đã kể. Đối với chú, thế là đủ.


Câu 3: Chất trữ tình trong đoạn trích Trong lòng mẹ

Nhà văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình được khẳng định qua đoạn trích “trong lòng mẹ”

- Khi người cô làm xấu hình ảnh người mẹ thì nhân vật chính của chúng ta càng thấy thấu hiểu, thương và yêu mẹ hơn.

- Dòng cảm xúc mạch lạc được đẩy dàn lên cao trào qua những chi tiết cảm động, sự xót xa, tủi nhục, lòng căm hận sâu sắc cùng tình yêu thương nồng nàn.

- Tậm trạng của nhân vật được xây dựng qua những cử chỉ, biểu lộ cảm xúc, hình ảnh gợi cảm trong dòng cảm xúc chứa đựng sự yêu thương.


Câu 4: Hồi ký là gì

Hồi kí là:

Là một cách kể lại chân thực và sống động về những câu chuyện có thật đã xảy ra trong quá khứ.


Câu 5: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng

Qua việc soạn bài Trong lòng mẹ và những tác phẩm của Nguyên Hồng phần lớn viết về phụ nữ và trẻ em, có lẽ vì vậy đây cũng là một trong những lí do nhiều người cho rằng ông là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng

- Ông thấu hiểu và đồng cảm với số phận đau khổ cùng cực của người nữ, luôn bị những định kiến chèn ép. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng mặc dù chỉ xuất hiện mờ nhạt nhưng được khắc họa đầy đủ sự vất vả, gian truân. Mặc dù vậy nhưng tình yêu đối với đứa con của mình chưa bao giờ vơi đi.

- Là nhà văn của trẻ thơ, ông khắc họa một cách chân thực nhất những tâm tư tính cảm của bé Hồng. Dù phải sống xa mẹ trong thời gian dài, luôn bị người cô làm xấu hình ảnh về mẹ nhưng tình yêu, niềm tin đối với mẹ đâu phải dễ dàng rạn nứt như vậy. Mọi đứa rẻ đều cần tình yêu thương của gia đình.


Nội dung chính bài Trong lòng mẹ

Văn bản cho chúng ta thấy tình yêu thương vô bờ bến của người con đối với mẹ. Chúng ta càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng tót đẹp đó. Từ đó biết trâng trọng và bảo vệ tình cảm đáng quý này.

Các bài viết liên quan tác phẩm Trong lòng mẹ:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 12/08/2021

Tham khảo các bài học khác