logo

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (ngắn nhất)


Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (ngắn nhất)


I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Trong 3 từ bắp, bẹ, ngô thì từ bắp, bẹ là từ ngữ địa phương, từ ngô được sử dụng phổ biến trong toàn dân.


II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

a. Trong đoạn văn có sử dụng hai từ cùng nghĩa là mẹ và mợ. Dùng từ mẹ khi nhân vật tôi đang tự nói với chính mình bằng tình cảm yêu thương, phổ biến trong toàn dân. Dùng từ mợ khi nói chuyện với người cô, đây là từ được dùng trước Cách mạng tháng Tám.

b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm hai.

- Trúng tủ là được kiểm tra đúng bài mà mình đã học thuộc nằm lòng.

- Những người sử dụng thường là học sinh, sinh viên.


III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1:

Khi sử dụng từ ngữ địa phường hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh nói, đối tượng hướng tới. Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội vì khi sử dụng khoogn đúng với đối tượng thì người nge sẽ không hiểu.

Câu 2:

Tác giả vẫn sử dụng những từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong các tác phẩm của mình để tạo nên sự đặc biệt và dấu ấn riêng cho mình, tang hiệu quả diễn đạt.


IV. LUYỆN TẬP

Câu 1:

- Một số từ ngữ địa phương -từ ngữ toàn dân là

Má, u, bầm- mẹ

Thầy, tía-cha, bố

Cọp, beo- hổ

Câu 2:

- Một số từ ngữ của tầng lớp học sinh sinh viên- từ ngữ xã hội

Bị ăn gậy- điểm 1

Ăn trứng ngỗng- điểm 0

Cao su- trễ hẹn, sai giờ.

Câu 3:

- Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương

+Người nói chuyện với mình là người địa phương.

+Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

- Trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương:

+Người nói chuyện với mình là người địa phương khác.

+Khi viết bài tập làm văn.

+Khi làm đơn từ, báo cáo gửi thầy cô giáo.

+Khi nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Việt.

Câu 4:

- Một số câu ca dao, hò, vè địa phương em:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới dùn tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác