logo

Soạn bài: Tổng kết phần văn - tiếp theo (ngắn nhất)


Soạn bài: Tổng kết phần văn - tiếp theo (ngắn nhất)

3. Qua các văn bản 22, 23, 24, 25, 26:

- Văn nghị luận là văn một tư tưởng, quan điểm của người viết để người nghe, người đọc hiểu được.

- Sự khác nhau giữa văn bản nghị luận hiện đại và văn bản nghị luận trung đại:

+ Văn nghị luận trung đại:

. Nội dung: luôn xoay quanh những vấn đề to lớn của đất nước.

. Ngôn từ:dùng những từ ngữ có tính hình tượng

. Thể loại: dùng các loại văn cổ như văn biền ngẫu,dùng các điển tích điển cố,...

+ Văn nghị luận hiện đại:

. Nội dung: đa dạng về các vấn đề của đất nước,đời sống,...

. Ngôn từ: dễ hiểu, đơn giản

. Thể loại:đa dạng,không gò bó.

4. Các văn bản 22, 23, 24, 25, 26 nghị luận trung đại đều viết có lí, có tình, có chứng cứ nên có sức thuyết phục cao:

- Có lí: tác giả đưa ra những luận điểm rõ ràng,lập luận xác đáng, chặt chẽ.

- Có tình: đem lại mạch cảm xúc cho người đọc.

- Có chứng cứ: dẫn chứng xác thực, có tính thuyết phục cao.

5. Những nét giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24:

- Giống nhau: nội dung đều thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, lòng yêu nước thiết tha, ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc.

- Khác nhau:

+ Nội dung:

. Chiếu dời đô: bàn bạc, đưa ra quan điểm để được sự nhất trí về việc dời đô.

. Hịch tướng sĩ: là lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn tới các tướng sĩ chống giặc cứu nước.

. Nước Đại Việt ta: một trong ba tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam.

+ Hình thức thể loại: ba văn bản viết theo hình thức khác nhau (thể chiếu,thể hịch, thể cáo)

6. Văn bản Nước Đại Việt ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì văn bản đã khẳng định được chủ quyền lãnh thổ nước ta, khẳng định nước ta có một bề dày lịch sử,truyền thống không ai có thể xâm phạm được.

- So với bài Sông núi nước Nam, ý thức về nền độc lập dâm tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm mới hơn ở chỗ: Sông núi nước Nam xác định chủ quyền dựa trên hai yếu tố là lãnh thổ và chủ quyền,còn Nước Đại Việt bổ sung thêm ba yếu tố nữa là văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác