logo

Soạn bài: Tổng kết phần văn học (chi tiết)


Soạn bài: Tổng kết phần văn học (chi tiết)

Câu 1 (trang 146 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và Văn học viết. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống quân xâm lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng:

+ Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Những sáng tác đó trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.

+ Văn học viết là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác phẩm văn học viết mang dấu ấn của tác giả.

Câu 2 (trang 146 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

*)  Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

+ Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

+ Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

+ Lưu truyền trong đời sống nhân dân (tính thực hành)

=> Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

*) Hệ thống thể loại văn học dân gian:

+ Tự sự dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè.

+ Trữ tình dân gian: ca dao.

+ Nghị luận dân gian: tục ngữ, câu đố.

+ Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương.

*) Giá trị của văn học dân gian:

a. Giá trị nhận thức:

- Là kho tàng tri thức về mọi lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội và con người.

- Là tri thức của 54 dân tộc anh em " tính phong phú, đa dạng.

- Thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động " nhân đạo và tiến bộ.

- Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn từ nghệ thuật" hấp dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền.

b. Giá trị giáo dục:

- Tinh thần nhân đạo:

+ Tôn vinh giá trị con người.

+ Tình yêu thương con người.

+ Đấu tranh bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công.

- Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:

+ Tình yêu quê hương đất nước.

+ Lòng vị tha, đức kiên trung.

+ Tính cần kiệm. óc thực tiễn...

c. Giá trị thẩm mĩ:

+ Nhiều tác phẩm VHDG trở thành mẫu mực nghệ thuật để người đời học tập.

+ Là nguồn nuôi dưỡng VH viết phát triển.

Câu 3 (trang 147 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Văn học viết Việt Nam gồm: văn học trung đại (từ thế kỉ X-XIX) và văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX - nay).

a)   Những nội dung lớn của Văn học Việt Nam trong quá trình phát triển: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự là những nội dung lớn của văn học Việt Nam, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

b)

- Văn học trung đại hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt giao lưu và chịu sự ảnh hưởng nhiều từ văn học Trung Quốc (tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được viết dựa theo cốt truyện văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả người Trung Quốc - Thanh Tâm Tài Nhân. “Truyện Kiều” là bộ truyện thơ Nôm nổi tiếng bậc nhất trong nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó rất nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Hán, các thể loại văn xuôi như Truyền kì mạn lục, kí sự như Hoàng Lê nhất thống chí,… có giá trị hiện thực và nhân đạo thuộc về văn học chữ Hán.)

- Văn học hiện đại hình thành và phát triển trong thời điểm văn hóa, văn học giao lưu ngày càng mở rộng. Từ chỗ chỉ tiếp xúc, giao lưu với văn học các nước trong khu vực, văn học Việt Nam còn tiếp nhận thêm tinh hoa của rất nhiều nền văn học nước ngoài để đổi mới. (phong trào thơ mới, văn thơ theo chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực của Văn học Việt Nam đều tiếp nhận từ phương Tây)

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại:

- Về mặt ngôn ngữ:

+ Văn học trung đại: ngôn ngữ được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

+ Văn học hiện đại: ngôn ngữ được viết bằng chữ quốc ngữ.

- Về hệ thống thể loại:

+ Văn học trung đại: văn xuôi (truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi,…), thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát, truyện thơ Nôm, ngâm khúc, hát nói, truyện Nôm bác học,…

+ Văn học hiện đại: Bên cạnh sự tiếp tục phát triển thơ, văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỉ XIX văn học Việt Nam còn đổi mới với công cuộc hiện đại hóa thơ, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, thơ mới,… đạt được những thành tựu to lớn.

Câu 4 (trang 147 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Khái quát văn học viết Việt Nam trong SGK lớp 10:

a. Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

*) Gồm 2 thành phần:

+ Văn học chữ Hán: xuất hiện từ thế kỉ thứ X, sáng tác viết bằng chữ Hán của người Việt.

+ Văn học chữ Nôm: các sáng tác viết bằng chữ Nôm, xuất hiện từ thế kỉ XIII.

*) Phát triển qua 4 giai đoạn lớn:

+ Giai đoạn thế kỉ X đến thế kỉ XV.

+ Giai đoạn thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Giai đoạn thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX.

+ Giai đoạn cuối thế kỉ XIX.

 *) Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại:

- Nội dung: nổi bật với 2 chủ nghĩa lớn:

+ Chủ nghĩa yêu nước: gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”. Thể hiện tập trung ở một số phương diện: ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tình yêu thiên nhiên, tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử,…

+ Chủ nghĩa nhân đạo: có nguồn gốc từ truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, bắt nguồn từ văn học dân gian. Chủ nghĩa nhân đạo thể hiện ở tấm lòng thương người, ca ngợi, đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

+ Cảm hứng thế sự: được thể hiện qua những bài thơ viết về nhân tình thế thái, văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của người dân.

- Nghệ thuật:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

+ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

b. Những thể loại văn học đã học: chiếu, cáo, phú, thơ Đường luật, thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc, hát nói, truyện thơ, kí, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, hịch

STT

Thể loại

Đặc điểm

1

Thơ Đường luật

- Là thể thơ với những luật xuất hiện từ đời Đường ở Trung Quốc.

- Có hệ thống quy tắc phức tạp về niêm, luật, đối, vần, bố cục.

- Sử dụng ngôn từ trang trọng, hàm súc, cô đọng. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng, cổ điển.

2

Thơ Nôm đường luật

- xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở thơ Đường luật.

- Sử dụng những vần thơ, mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân, vận dụng nhiều từ văn học dân gian và kho từ vựng của tiếng Việt.

- Hệ thống quy tắc về niêm, luật, đối, vần, bố cục, số chữ trong câu, nhịp điệu, cách ngắt nhịp,… linh hoạt hơn thơ Đường.

3

Phú

- Phú là một thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

- Phú thường có vần hoặc văn vần xen lẫn văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tuc, kể sự việc, bàn chuyện đời… 

- Một bài phú gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.

4

Cáo

-   Là thể văn nghị luận được vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp, một tuyên ngôn, sự kiện nào đó để mọi người cùng biết.

-       Có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.

5

Chiếu

-   Là thể văn nghị  luận có từ xưa, chỉ có vua mới có quyền viết, dùng để ban bố mệnh lệnh. Ngoài vua viết thì cũng là văn bản dùng để truyền tải ý niệm của vua nhằm kêu gọi mọi người nghe theo chủ trương, chính sách mà vua đề ra.


- Chiếu có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng

6

Hát nói

- là thể thơ phục vụ cho âm nhạc truyền thống có từ lâu đời. Văn chương hát nói không nhằm mục đích truyền tải tư tưởng, đạo lí như các thể loại khác mà nó chỉ nhằm hướng đến nhu cầu giải trí của con người.

- Gồm 2 phần chính: Mưỡu và nói.

7

Ngâm khúc

- Bắt nguồn từ thư tịch cổ Trung Hoa. Ngâm khúc là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại, thường viết bằng các thể thơ cổ phong hoặc cổ thể, âm điệu thường buồn.

- Thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thời hiện tại. Thường là tâm trạng buồn đau sau những biến cố bất lợi cho nhân vật. Từ hiện tại đau khổ, nhân vật trữ tình hồi tưởng về quá khứ hạnh phúc và mơ tưởng (ảo tưởng) đến tương lai hạnh phúc sẽ được vãn hồi.

-   Thời gian và không gian đều được cảm nhận qua lăng kính chủ quan của con người.

c.

- Lập bảng tên tác giả, tác phẩm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm đã học.

 

Tác giả

T phẩm

Nội dung

Nghệ thuật

1. Phạm Ngũ Lão

Tỏ lòng

- Vẻ đẹp hình tượng người anh hùng có sức mạnh, hoài bão, có lí tưởng và nhân cách lớn lao.

- mang hào khí Đông A, âm hưởng hào hùng của thời đại.

- Nghệ thuật gợi tả hàm súc, ngắn gọn, so sánh, phóng đại.

- Sử dụng những hình tượng kì vĩ, hoành tráng đậm chất sử thi.

2. Nguyễn Trãi

Cảnh ngày hè

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên khi hè đến.

- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, luôn khát vọng cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

- Nghệ thuật thơ Nôm đặc sắc: ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, biểu cảm và tinh tế. Có sự đan xen câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn.

3. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nhàn

- Quan niệm sống của tác giả: sống tự do, hòa hợp với thiên nhiên.

 - Nhân cách cao đẹp của tác giả: giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

- Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú.

- Nghệ thuật đối chỉnh.

- Ngôn ngữ tự nhiên, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

4. Nguyễn Du.

Độc Tiểu Thanh kí.

- Đồng cảm, xót xa cho những con người tài hoa bạc mệnh trong chế độ phong kiến cũ.

- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, tinh tế.

- Sự phá cách khuôn mẫu thơ Đường luật.

5. Mãn Giác thiền sư.

Cáo bệnh, bảo mọi người

- Quy luật vận động biến đổi tuần hoàn của tự nhiên.

- Cái nhìn tích cực, lạc quan vào cuộc sống.


 

- Sử dụng biện pháp điệp cấu trúc câu, đối lập, đảo trật tự câu

- sử dụng từ ngữ, hình ảnh mang tính tượng trưng, giàu cảm xúc.

- Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ ngắn gọn, xúc tích.

6. Trương Hán Siêu.

Phú sông Bạch Đằng.

+ Ngợi ca chiến thắng vang dội  của trận chiến Bạch Đằng lịch sử

+ Lòng yêu nước, tự hào dân tộc

+ Ngợi ca vai trò của con người trong cuộc chiến

+ Bài phú có bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, ngôn ngữ trang trọng, gợi cảm.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố tự sự với trữ tình để tạo nên âm hưởng hoành tráng

 

7. Nguyễn Trãi.

Bình Ngô đại cáo.

- bản tuyên ngôn về quyền sống của con người, đề cao tư tưởng nhân nghĩa.

- Tố cáo tội ác dã man của quân thù.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

- Tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.

+ Ngôn ngữ ngắn gọn, giàu cảm xúc, xây dựng được những biểu tượng tác động tới người đọc.

+ Trình bày các sự kiện theo trình tự nhất quán

+ Sử dụng thủ pháp đối lập so sánh

+ Sử dụng câu ngắn, câu dài tạo ra nhịp điệu trong mục đích nhất định.

+ Kết hợp giữa chính luận với văn chương

8. Hoàng Đức Lương.

Tựa Trích diễm thi tập.

- Vai trò to lớn của Hoàng Đức Lương trong việc sưu tầm và bảo tồn các di sản văn hóa.

- có thái độ trân trọng và bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc.

- Bố cục mạch lạc, rõ ràng.

- Lập luận chặt chẽ: kết hợp nghị luận với trữ tình

9. Thân Nhân Trung.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

- Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.

- Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

-  Rút ra bài học lịch sử: phải biết quý trọng nhân tài vì hiền tài có mối quan hệ sống còn với sự thịnh hưng của đất nước.

Nghệ thuật lập luận tam đoạn luận.

10. Ngô Sĩ Liên.

- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

 

- Thái sư Trần Thủ Độ.

- Ca ngợi nhân cách vị tướng tài ba, đức độ hơn người – Trần Quốc Tuấn: có lòng trung quân ái quốc, có tầm nhìn xa trông rộng.

 

 

 

 

+ Nhân cách cao đẹp của Trần Thủ Độ: chí công vô tư, thẳng thắn cầu thị, chính trực, liêm minh, thấu tình đạt lý.

 

 

 

- Khắc hoạ nhân vật lịch sử sắc nét, sống động: Nhân vật được đặt trong mối quan hệ nhiều chiều, trong hoàn cảnh đầy thử thách để bộc lộ những phẩm chất đáng quý.

- Lối kể chuyện điêu luyện, hấp dẫn. Không theo trình tự thời gian mà theo sự kiện, hiện tượng

 + Lối viết truyện đầy kịch tính, bất ngờ

+ Ngôn ngữ kiệm lời, không đi sâu miêu tả, phân tích nhân vật nhưng hình tượng nhân vật vẫn hiện lên sắc nét, độc đáo.

 

11. Nguyễn Dữ.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

- đề cao nhân cách của Ngô Tử Văn: cương trực, khảng khái, dũng cảm.

- Tố cáo, phê phán thói tham nhũng

- Thể hiện niềm tin vào công lí: chính nghĩa luôn thắng gian tà.

- Lối kể chuyện hấp dẫn, sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, li kì

- kết cấu truyện chặt chẽ: có thắt nút, giải nút giàu kịch tính.

12. Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm.

Đoạn trích: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

- Nỗi nhớ mong khắc khoải, cô đơn sầu tủi của người chinh phụ.

- Phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh.

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm phong phú.

13. Nguyễn Du.

Truyện Kiều:

- Trao duyên.

 

- Nỗi thương mình.

 

- Chí khí anh hùng.

- Giá trị hiện thực:

+ Phê phán chế độ phong kiến thối nát, xấu xa vùi dập con người.

- Giá trị nhân đạo:

+Sự cảm thương, xót xa cho những con người nhỏ bé trong xã hội

+ Đề cao giá trị nhân bản của con người, ước mơ về một xã hội công lí

+ Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi

 

 

- Đưa nghệ thuật đặc sắc của thơ Nôm lên 1 tầm cao mới.

- Sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện, hiệu quả.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.

- nghệ thuật miêu tả nhân vật và thiên nhiên 1 cách đặc sắc, sinh động.

 

 

Câu 5 (trang 147-148 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Học sinh tự phân tích từng bài.

Câu 6 (trang 148 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a. Về sử thi

 

Đăm Săn(Việt Nam)

Ô – đi – xê(Hi Lạp)

Ra – ma – ya – na (Ấn Độ)

Đặc điểm chung

-   Nội dung:

+ đều là tác phẩm sử thi có quy mô hoành tráng

+ Đề tài là các cuộc chiến tranh

+ Nhân vật có lý tưởng và khát vọng

+ Ca ngợi những con người anh hùng có lý tưởng và khát vọng, phẩm chất  tốt đẹp, tài chí hơn người, bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác.

-   Nghệ thuật:

+ miêu tả chi tiết, cụ thể

+ So sánh, phóng đại, lý tưởng hóa

+ sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại

+ Đặt nhân vật vào những tình huống căng thẳng, gay cấn để nhân vật bộc lộ phẩm chất.

Đặc điểm riêng

-   Là sản phẩm của văn học dân gian

-   Ca ngợi con người anh hùng có sức mạnh phi thường

-   Yếu tố thần linh: ông trời phù trợ

 -   Người anh hùng xuất thân từ người con của núi rừng, thủ lĩnh của dân làng, đấu tranh vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng

-   Do Hô-me-rơ sáng tác

-   Ca ngợi lòng chung thủy của người vợ

-   Yếu tố thần linh: tách biệt với con người, có xuất hiện nhưng không trực tiếp.

-       Nhân vật anh hùng mang dòng dõi chiến binh, vẻ đẹp dũng mãnh, đấu tranh với cái ác để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

-   Do Van-mi-ki sáng tác

-   Đề cao danh dự và tình yêu thủy chung.

-   Yếu tố thần linh: thần lửa

 

 

-   Người anh hùng mang dòng dõi quý tộc, có lẽ phải và đạo lí, đấu tranh vì danh dự

 

b. Về thơ Đường và thơ Hai – cư :

Đặc điểm thơ Đường

Đặc điểm thơ Hai – cư

- Là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc.

- Ảnh hưởng nhiều từ Nho giáo

- kết cấu : Tuân thủ niêm luật chặt chẽ, cấu trúc hài hòa, cân đối

- mang đậm dấu ấn tình cảm

- Thơ Đường thường gợi chứ không tả nên hình thành sự dồn nén cảm xúc, biểu cảm và trở thành tính khái quát, triết lí.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cô đọng và hàm súc. 

 - Sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng, có tác dụng dồn nén và bùng nổ thông tin.

- Tính hàm súc, lời ít ý nhiều.

- Sử dụng hai thể thơ chính : Cổ thể (cổ phong) và cận thể (kim thể)

- Nội dung: đa dạng, phản ánh trung thực, toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người, đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.

-Nghệ thuật: Hai thể chính là cổ phong và Đường luật. Ngôn ngữ đơn giản, tinh luyện, thanh luật hài hòa, cấu tứ độc đáo, rất hàm súc, giàu sức gợi tả.

- Một trong những thành tựu tiêu biểu của văn học Nhật Bản

- Ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo (đặc biệt là Thiền tông)

- Kết cấu lỏng lẻo hơn thơ Đường =>  do dễ làm hơn nên phạm vi lan tỏa rộng hơn

- Hàm chứa triết lí nhân sinh

- Sử dụng thủ pháp của tranh thủy mặc, thể hiện k chỉ vẻ ngoài mà cả thần thái của sự vật hiện tượng qua vài từ cô đọng, súc tích.

- Ngôn ngữ thơ Hai – cư ngắn gọn và hàm súc hơn thơ Đường, kết thúc bài thơ thường không rõ ràng, phụ thuộc hoàn toàn vào cảm nhận của người đọc.

-  tập trung miêu tả khoảnh khắc của sự vật, hiện tượng

- Tính hàm súc, lời ít ý nhiều.

- Nổi bật yếu tố mùa, thiên nhiên trong thơ rực rỡ sắc màu, đầy quyến rũ

- Nội dung: Ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, một suy tư nào đó.

-Nghệ thuật: gợi nhiều hơn tả, nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng. Ngôn ngữ cô đọng, tứ thơ hàm súc và giàu sức gợi.

c. Về “Tam quốc diễn nghĩa”

Tam quốc diễn nghĩa là một trong những tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nổi bật với lối kể chuyện hấp dẫn, cuốn hút: kết cấu được viết theo lối chương hồi, mỗi hồi kể về 1 sự kiện khác nhau liên quan đến 1 hay 1 vài nhân vật. Người đọc bị lôi cuốn khi được dẫn dắt đi từ bức tranh này sang bức tranh khác. Mỗi bức tranh mang màu sắc khác nhau. Trong đó tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ nét qua từng hành động, lời nói. Tác giả không đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí, mà tập trung vào hành động và ngôn ngữ, từ đó tính cách nhân vật hiện lên độc đáo và sắc nét.

Câu 7 (trang 149 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a) Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

-   Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan đồng thời khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng của con người.

-   Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

-   Văn bản văn học đều thuộc một thể loại nhất định, và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

b) Những tầng cấu trúc của văn bản văn học:

-   Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa

-   Tầng hình tượng

-   Tầng hàm nghĩa

c) Khái niệm nội dung và hình thức của văn bản văn học. Cho 1 số ví dụ

-   Nội dung của văn bản văn học bao gồm:

+ Đề tài: Là những vấn đề trong đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

+ Chủ đề: là những vấn đề cốt lõi được nêu ra trong văn bản, bày tỏ sự quan tâm cũng như nhận thức của tác giả đối với cuộc sống.

+ Tư tưởng của văn bản: là sự lí giải chủ đề đã nêu trên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.

+ Cảm hứng nghệ thuật: là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.

-   Hình thức của văn bản:

+ Ngôn từ: Là yếu tố đầu tiên của văn bản.

+ Kết cấu: là cách sắp xếp, tổ chức, các thành tố của văn bản thành một đơn vị , thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

+ Thể loại: là những nguyên tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.

d) Trong một văn bản văn học phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức – hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và nghệ thuật hoàn mĩ. Nội dung tồn tại trong hình thức và hình thức luôn hàm chứa nội dung, chúng không thể tách rời nhau.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác