logo

Soạn bài: Tổng kết phần Văn học (ngắn nhất)


Soạn bài: Tổng kết phần Văn học

1. Các bộ phận của văn học Việt Nam

2. Gợi ý ôn tập văn học dân gian

a)

- Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành

- Các thể loại chủ yếu: cổ tình, truyền thuyết, ngụ ngôn, sử thi, ca dao, tục ngữ, truyện thơ, chèo, thần thoại, vè

 - Đặc trưng mỗi thể loại: Xem lại bài học tuần 2 và tuần 11.

b)

Gợi ý: Học sinh chọn và phân tích theo 2 ý chính là nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.

Học sinh tự thực hiện yêu cầu này.

3. Gợi ý ôn tập văn học viết (trung đại và hiện đại)

a) Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự

b) - Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với  các yếu tố truyền thống dân tộc: văn học Việt Nam ra đời dựa trên đời sống, văn hóa của dân tộc Việt. Ví như các tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao) đều dựa trên đời sống thực của người dân Việt Nam

- Văn học viết Việt Nam tiếp biến văn học nước ngoài:

+ Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn học và văn hóa Trung Hoa

Chứng minh: Có rất nhiều tác phẩm sử dụng các tư liệu, điển tích, điển cố, nghệ thuật ngôn từ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc. Ví dụ truyện Kiều của Nguyễn Du dựa theo “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc, nhưng được phát triển mang đặc trưng của văn học Việt Nam dưới thể thơ lục bát

+ Văn học viết Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, tiêu biểu là văn học Pháp, trong giai đoạn chuyển từ văn học trung đại sang hiện đại

Chứng minh: Đó là sự ra đời của các thể loại như truyện ngắn, phóng sự với các tên tuổi tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,...

c) Sự khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại về ngôn ngữ và hệ thống thể loại.

Phương diện so sánh

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Ngôn ngữ

Chữ Hán, chữ Nôm

Sử dụng ngôn ngữ ước lệ tượng trưng, nhiều điển tích điển cố, bút pháp phóng đại, lý tưởng hóa

Chủ yếu là chữ quốc ngữ.

Xây dựng hình tượng thực tế, ngôn ngữ hiện đại, ít sử dụng các điển tích điển cố

Hệ thống thể loại

Các thể loại trong văn học Hán: thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, chiếu, hịch, cáo,...

Một số thể thơ đặc trưng của dân tộc: lục bát, song thất lục bát, thất ngôn xen lục ngôn,…

Thơ tự do thay thế cho thơ Đường luật.

Tiểu thuyết hiện đại kiểu phương Tây thay thế cho tiểu thuyết chương hồi có nguồn gốc Trung Hoa

Văn xuôi trung đại được thay thế bằng  các dạng văn xuôi hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, tùy bút, kí, phóng sự,...

4.

a)

- Thành phần văn học viết Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại): văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Quá trình phát triển: 4 giai đoạn:

+ Thế kỉ X đến thế kỉ XIV.

+ Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

+ Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX.

- Những đặc điểm lớn về nội dung:

+ Chủ nghĩa yêu nước

+ Chủ nghĩa nhân đạo

+ Cảm hứng thế sự.

- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ quy phạm

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

+ Tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài.

b)

- Những thể loại văn học trung đại đã học: Thơ Đường luật (chữ Hán và chữ Nôm), thơ Nôm Đường luật sáng tạo, sử ký, truyện truyền kỳ, cáo, phú, hịch, ngâm khúc, thơ Nôm lục bát, thơ Nôm song thất lục bát, tiểu thuyết chương hồi,...

- Đặc điểm chính của một số thể loại:

+ Chiếu: văn bản do nhà vua ban lệnh cho quần thần hoặc toàn dân thực hiện một công việc lớn có ý nghĩa trọng đại mang tính chính trị

+ Cáo: loại văn bản được viết nhằm tuyên bố trước toàn dân về một vấn đề nào đó (tương tự tuyên ngôn)

+ Phú: loại văn viết theo luật, có vần nhịp và đối để miêu tả, vịnh cảnh đẹp từ đó ca ngợi con người hoặc ngụ ý một vấn đề nào đó  có tính xã hội hoặc triết lý

+ Thơ Đường luật: loại thơ có nguồn gốc từ thời Đường tuân thủ niêm luật khắt khe, mang tính thử thách ngôn từ của nhà thơ, gồm các thể loại phổ biến như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn,...

+ Ngâm khúc: thoại thơ dài có nội dung như truyện nhưng không phải truyện, truyện thơ, dùng để bày tỏ nỗi niềm của tác giả thông qua những hình tượng văn học

+ Hát nói: thể loại sân khấu, được thực hiện thông qua đọc nói có nhạc điệu và ngữ điệu nhưng không phải hát

c)

STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Phạm Ngũ Lão

Thuật hoài

Thể hiện hình ảnh người lính hiên ngang giữa đất trời với khát vọng lập công cho đất nước. Nghệ thuật ngôn ngữ ngắn gọn súc tích nhưng giàu sức biểu cảm

2

Nguyễn Trãi

Cảnh ngày hè

Cảnh ngày hè yên bình và thái độ sống thanh cao của tác giả. Nghệ thuật ngôn từ đặc sắc giàu sức gợi hình, gợi tả

3

Nguyễn Trãi

Bình Ngô đại cáo

Áng thiên cổ hùng văn tuyên bố chiến thắng của nhân dân ta trước quân Minh. Nghệ thuật tiêu biểu cho thể loại cáo, hào sảng, đầy tự hào

4

Trương Hán Siêu

Bạch Đằng giang phú

Nỗi lòng hoài niệm về quá khứ oanh liệt từ đó thể hiện tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc của tác giả.

5

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhàn

Thú vui sống nhàn của người ẩn sĩ cho thấy một nhân cách cao đẹp của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nghệ thuật ngôn từ với cách nói ẩn dụ nhiều tầng lớp khiến người đọc có nhiều suy ngẫm.

6

Nguyễn Du

Độc Tiểu Thanh kí

Nỗi đau trước số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh đồng thời thể hiện nỗi niềm trăn trở về tương lai của chính mình

7

Nguyễn Du

Truyện Kiều (Trích)

Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của Kiều cũng như người phụ nữ trong xã hội xưa. Nghệ thuật kể chuyện tài tình thông qua những cặp câu lục bát.

8

Hoàng Đức Lương

Tựa Trích diễm thi tập

Nêu cao tư tưởng độc lập dân tộc trên phương diện văn hóa, văn học

9

Ngô Sĩ Liên

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư)

Ca ngợi người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo văn võ song toàn, trung quân ái quốc thông qua nghệ thuật sử ký đầy sáng tạo

10

Nguyễn Dữ

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kì mạn lục)

Lên án thói tham nhũng của quan lại thời xưa thông qua hình thức một câu chuyện kỳ ảo ma quái.

11

Đặng Trần Côn

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

Nỗi khổ của người chinh phụ và phê phán chiến tranh phi nghĩa. Bản dịch Nôm mượt mà mộc mạc mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

5.

a) Phân tích nội dung yêu nước qua:

- Thơ phú thời Lí – Trần: cảm hứng trước vẻ đẹp của đất nước hoài niệm về những trang sử hào hùng của dân tộc, tự hào trước chiến công xưa  (Phú sông Bạch Đằng), gắn liền với khát vọng hoài bão lớn lao được xây dựng đất nước (Thuật hoài)

- Sáng tác của Nguyễn Trãi: tuyên bố về độc lập chủ quyền của dân tộc (Đại cáo Bình Ngô), cuộc sống yên bình và ước mong về một cuộc sống ấm no cho nhân dân (Cảnh ngày hè)

- Các tác phẩm viết về lịch sử: ca ngợi truyền thống lịch sử vốn có từ lâu đời của dân tộc ta

- Các tác phẩm nghị luận: ý thức giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc và ý thức đề cao nhân tài xây dựng quốc gia

b) Phân tích nội dung nhân đạo qua:

- Thơ:

+ Nỗi lòng cảm thương đối với số phận con người bất hạnh

+ Ước mong về cuộc sống no ấm cho nhân dân

- Ngâm khúc (chinh phụ ngâm): Thương cảm cho những số phận con người gặp bất hạnh vì chiến tranh phi nghĩa, lên án tố cáo tội ác của chiến tranh.

- Truyện: Tố cáo sự bất công trong xã hội khi quan lại tham nhũng đục khoét của nhân dân, bày tỏ sự thương cảm đối với người dân thấp cổ bé họng

- Truyện thơ (truyện Kiều): Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời đồng cảm với số phận bất hạnh của họ, lên án tố cáo xã hội bất công đẩy người phụ nữ tới bước đường cùng.

6.

a)

Phương diện so sánh

Đăm Săn (Chiến thắng Mtao Mxây)

Ô-đi-xê (Uy-lít-xơ trở về)

Ra-ma-ya-na (Ra-ma buộc tội)

Đề tài

Chiến tranh giữa các tù trưởng, mở rộng bộ lạc

Gia đình hội ngộ sau nhiều năm xa cách

Danh dự và tình yêu

Chủ đề

Ca ngợi hình tượng tù trưởng là người anh hùng giỏi võ và rộng lượng

Ca ngợi sự thông minh và lòng chung thủy của người vợ - Pê-nê-lốp

Tập trung khai thác tôn vinh, đề cao danh dự con người

Đặc điểm hình tượng

Người anh hùng có sức mạnh phi thường

Nhân vật có đặc điểm rõ ràng với nội tâm mâu thuẫn, sự thông minh nhanh nhạy và lòng chung thủy

Nhân vật mang vẻ đẹp cao cả của lòng tự trọng

Vai trò của yếu tố kì ảo

Yếu tố kỳ ảo xuất hiện để bảo vệ chính nghĩa

yếu tố thần linh không trực tiếp xuất hiện.

Giải oan cho nhân vật chính, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật chính

b)

- Những nét đặc sắc của thơ Đường:

+ Nội dung: chủ yếu viết về thiên nhiên và thế sự từ đó bộc lộ tư tưởng nhân đạo yêu nước của tác giả

+ Về nghệ thuật: thơ Đường tuân theo quy định nghiêm ngặt về niêm, luật; nghệ thuật đối được đẩy lên mức độ cao. Thơ Đường rất phát triển và từng là mẫu mực cho thơ ca phương Đông trong thời gian dài.

- Khác nhau giữa thơ Đường và thơ hai-cư:

Phương diện so sánh

Thơ Đường

Thơ hai-cư

Nội dung

 

Đề tài chính là thiên nhiên và cảm hứng thế sự

Ghi lại cảnh vật đơn sơ

Mục đích

Bày tỏ tư tưởng nhân đạo và yêu nước của tác giả

Gợi liên tưởng, suy tư về triết lý nào đó

Nghệ thuật

Tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc về niêm, luật

Dùng ít từ

Không trực tiếp tả, chỉ gợi, dựa trên phạm trù thẩm mỹ thẫm đẫm Thiền tông: mềm mại, nhẹ nhàng, đơn sơ vắng lặng

c) – Nhận xét về lối kể chuyện: Có thể thấy tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có lối kể chuyện hấp dẫn khi sử dụng các chi tiết mâu thuẫn kịch tính. Đẩy tình huống lên kịch tính cao độ để thu hút sự chú ý của bạn đọc để từ đó rút ra những vấn đề mang tính lớn lao hơn (tình cảm giữa những người anh hùng trượng nghĩa)

- Nhận xét về cách khắc họa tính cách nhân vật: nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính cổ điển, tính cách các nhân vật được đẩy lên cao với những mặt khác biệt rõ rệt. Từ đó khắc họa mỗi nhân vật có một tính cách riêng nổi bật.

7.

a) Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

- Về nội dung: phản ánh cuộc sống và bồi dưỡng tâm hồn con người và thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ

- Về nghệ thuật: Ngôn từ phải trau chuốt, mang ý nghĩa sâu sắc thể hiện tài năng của tác giả và thường được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước riêng (thơ, truyện, kịch, tùy bút,...)

b) Những tầng cấu trúc của văn bản văn học gồm: ngôn từ, hình tượng và hàm nghĩa.

c)

- Các khái niệm thuộc về nội dung:

+ Đề tài: lĩnh vực, khía cạnh mà tác giả lựa chọn để trình bày, phân tích, bình giá trong văn bản

Ví dụ: đề tài của Tắt đèn là cuộc sống cực khổ của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến

+ Chủ đề: Vấn đề chính được thể hiện trong văn bản. VD: Chủ đề của Tắt đèn là người nông dân chịu cảnh sưu thuế trái ngang bị chà đạp và nhen nhóm hành động vùng lên chống trả

+ Tư tưởng: Quan điểm, nhận thức của tác giả đối với chủ đề xuyên suốt tác phẩm. Ví dụ: ở Tắt đèn đó là tư tưởng hiện thực (phơi bày xã hội) và tư tưởng nhân đạo (đồng cảm và lên án tố cáo xã hội thối nát)

+ Cảm hứng nghệ thuật: nội dung, tình cảm chủ đạo của văn bản. Ví dụ: Cảm hứng nghệ thuật trong Tắt đèn là cảm hứng lên án tố cáo xã hội và ca ngợi vẻ đẹp nhân cách con người

- Các khái niệm thuộc về hình thức:

+ Ngôn từ: là chất liệu chính tạo nên tác phẩm với những câu, từ, ngữ và âm điệu của chúng. Ví dụ: ngôn từ hiện thực, gần gũi với đời sống trong những tác phẩm hiện thực của Ngô Tất Tố

+ Kết cấu: cách sắp xếp và tổ chức các đơn vị của văn bản thành 1 tác phẩm thống nhất, hoàn chỉnh và có ý nghĩa. Ví dụ: Kết cấu nhiều tình huống éo le, đẩy truyện lên cao trào là sự chống trả của chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố

+ Thể loại: Những quy tắc tổ chức văn bản khác nhau, phù hợp với những nội dung và mục đích khác nhau của văn bản. Ví dụ: thể loại truyện ngắn hiện thực của Ngô Tất Tố khác thể loại thơ lãng mạn của Xuân Diệu

d) – Nội dung và hình thức có quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời: nội dung được thể hiện một cách hoàn hảo qua hình thức nhất định và hình thức cũng mang một nội dung nhất định

- Ví dụ: thể loại là một yếu tố thuộc hình thức của văn bản nhưng nó cũng chi phối nội dung văn bản. Chẳng hạn truyện ngắn thì không thể viết như thơ trữ tình và ngược lại


Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể nắm được:

- Hệ thống kiến thức chung về văn học Việt Nam qua các thời kỳ

- Đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam

- Một vài nét tiêu biểu về văn học nước ngoài, ở đây là văn học cổ đại Hy Lạp, Ấn Độ và văn học Trung Quốc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác