logo

Soạn bài: Tổng kết phần Tập làm văn (siêu ngắn)


Soạn bài: Tổng kết phần Tập làm văn


I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học.

Câu 1 (trang 155 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Các phương thức biểu đạt

Thể hiện qua các bài văn đã học

1

Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên

- Bánh chưng bánh giầy

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sự tích hồ Gươm

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Đeo nhạc cho mèo

- Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Treo biển

- Lợn cưới áo mới

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2

Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên

- Vượt thác

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Mưa

3

Biểu cảm

- Buổi học cuối cùng

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Lòng yêu nước

4

Nghị luận

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

 

 Câu 2 (trang 155 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thạch Sanh

Tự sự

2

Lượm

Biểu cảm, miêu tả, tự sự

3

Mưa

Biểu cảm, miêu tả

4

Bài học đường đời đầu tiên

Tự sự, miêu tả

5

Cây tre Việt Nam

Biểu cảm, thuyết minh

 

Câu 3 (trang 155 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Phương thức biểu đạt

Đã tập làm

1

Tự sự

 

2

Miêu tả

 

3

Biểu cảm

 

4

Nghị luận

 

 


II. Đặc điểm và cách làm

 Câu 1 (trang 156 SGK Ngữ văn 6 tập 2) 

STT

Văn bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

1

Tự sự

Thuật truyện, kể chuyện

Có các chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật

Văn xuôi

2

Miêu tả

Giúp người đọc tự liên tưởng, tưởng tượng

Hình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

Văn xuôi

3

Đơn từ

Bày tỏ nguyện vọng

- Người gửi và người nhận đơn

- Nguyện vọng

Văn xuôi

 

Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Các phần

Tự sự

Miêu tả

1

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng, sự vật được kể

Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả

2

Thân bài

Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật

Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật theo trình tự nhất định (từ khái quát tới cụ thể hoặc ngược lại)

3

Kết bài

Kết quả, suy nghĩ

Nhận xét, cảm nghĩ

 

 Câu 3 (trang 156 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

 Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:

- Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.

- Chủ đề là vấn đề trung tâm được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.

- Sự kiện sắp xếp theo những trình tự khác nhau , song nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

 Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố :

- Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…

- Nhân vật Dế Mèn được miêu tả : là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình kiêu căng, tự phụ.

Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng ( đầu, mình, cánh, râu, chân…), lời nói ( ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc), suy nghĩ (nhận ra bài học đau đớn của Mèn).

 Câu 5 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

*Ngôi kể trong văn tự sự :

- Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, có thể kể tự do, linh hoạt những gì diễn ra, gián tiếp bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân.

- Ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi” trực tiếp kể những điều mình trông thấy và trải qua, chúng ta dễ dàng biểu hiện cảm xúc , ý nghĩ của nhân vật.

*Về thứ tự kể (trình tự kể chuyện):

- Người kể có thể kể câu chuyện theo trình tự không gian, thời gian, từ nguyên nhân tới kết quả, cũng có thể kể sự việc, kết quả hiện tại trước, rồi mới bổ sung hoặc kể kế tiếp các sự việc xảy ra trước đó

 Câu 6 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Khi miêu tả cần quan sát sự vật, hiện tượng và con người vì: nhờ quan sát kĩ ta mới nhận ra được đặc trưng của sự vật. Từ quan sát mới có thể nêu nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh… để nêu bật được những đặc điểm riêng biệt của đối tượng.

 Câu 7 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

*Các phương thức miêu tả đã học:

- Phương pháp tả cảnh và tả người:

+ Xác định đối tượng cần miêu tả

+ Quan sát đối tượng, lựa chọn đặc điểm, hình ảnh tiêu biểu

+ Chọn ít nhất một trình tự để trình bày.

- Mở bài: Giới thiệu về đối tượng được tả.

- Thân bài: Tập trung tả khái quát và chi tiết : miêu tả rõ đặc điểm của sự vật, sự việc cần tả

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.


 III. Luyện tập

Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đây là một bài văn kể chuyện, có thể làm theo dàn ý sau :

- Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên (người kể chuyện có thể xưng “tôi” )

- Câu chuyện: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh, ở một mái lều tranh, ba lần anh đội viên thức dậy đều thấy Bác chưa ngủ. Anh cảm động trước tình cảm của Bác đối với  anh em chiến sĩ đêm nay vẫn còn trơ trọi giữa nơi rừng thiêng nước độc, anh thức luôn cùng Bác. Do đó câu chuyện trần thuật qua những lần anh đội  viện chợt thức.

- Tình cảm cần thể hiện: Câu chuyện được kể bằng tình cảm của anh đội viên đối với tấm lòng giàu tình yêu thương của Bác. Anh đội viên đã chứng kiến và kể lại, mọi sự việc anh kể lại đều được chứng kiến qua con mắt của nhân vật này. Cần chú ý lột tả những cảm xúc xúc động, gần gũi mà kính phục của anh đội viên với Bác Hồ.

 Câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Mặt trời đang chói chang, cái nóng mùa hạ còn đang oi bức, ngột ngạt, bỗng chốc mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới, che kín cả bầu trời. Gió mạnh lên theo từng cơn mang theo bụi bay mù mịt. Cơn mưa chuẩn bị kéo đến Cả người và vật đều mải miết tìm chỗ tránh mưa. Lộp bộp… lộp bộp. Những hạt mưa to rơi xiên xuống hiên nhà, rơi vào tàu lá chuối, vang lên những tiếng bồm bộp...bồm bộp. Mưa to dần, mưa to như trút nước. Bầu trời giờ bị chắn bởi những lớp nước trắng xóa, chớp sáng loáng rạch ngang trời, để lại tiếng sấm rền rĩ, ồn ào. Nước ngập lênh láng, chảy cuồn cuộn chui xuống cống rãnh, chảy tràn ra mương máng. Cây cối lúc này nhảy múa hào hứng với màn nước nước mưa mát lành trời ban tặng…

Câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Dàn ý của đơn trên còn thiếu mục trình bày lí do viết đơn và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Phần này là phần không thể thiếu trong mỗi lá đơn và cần phải bổ sung.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác