logo

Tổng kết phần Tập làm văn (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 6: Tổng kết phần Tập làm văn


Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Các phương thức biểu đạt Thể hiện qua các bài văn đã học
1 Tự sự

- Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

- Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Treo biển; Lợn cưới áo mới.

- Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.

- Bài học đường đời đầu tiên; Bức tranh của em gái tôi.

- Đêm nay Bác không ngủ.

2 Miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên; Vượt thác; Bức tranh của em gái tôi.

- Đêm nay Bác không ngủ.

- Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ.

3 Biểu cảm

- Đêm nay Bác không ngủ; Lượm; Mưa.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

4 Nghị luận  Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ.
5 Thuyết minh

Động Phong Nha; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt chính
1 Thạch Sanh Tự sự
2 Lượm Tự sự - miêu tả - biểu cảm
3 Mưa miêu tả - biểu cảm
4 Bài học đường đời đầu tiên tự sự
5 Cây tre Việt Nam miêu tả - biểu cảm

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Phương thức biểu đạt Đã tập làm
Tự sự X
Miêu tả X
Biểu cảm
Nghị luận

Đặc điểm và cách làm

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
1 Tự sự Kể, thông báo, giải thích Kể lại, nhân vật, sự kiện, thời gian, diễn biến, kết quả Văn xuôi, tự do
2 Miêu tả Hình dung, cảm nhận Nêu đặc điểm, tính chất, trạng thái sự vật, con người văn xuôi, tự do
3 Đơn từ Đề đạt nguyện vọng Người gửi, người nhận, lí do gửi đơn Viết theo mẫu

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

STT Các phần Tự sự Miêu tả
1 Mở bài Giới thiệu chung nhân vật, sự việc, tình huống  Giới thiệu đối tượng miêu tả
2 Thân bài Diễn biến sự việc Miêu tả chi tiết
3 Kết bài Kết quả Cảm nhận, suy nghĩ

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn bản tự sự: Gắn bó mật thiết.

Soạn văn lớp 6: Tổng kết phần Tập làm văn | Soạn văn 6 ngắn nhất tại TopLoigiai

 - Ví dụ: Trong truyện Thánh Gióng, nhân vật chính là cậu bé Gióng đã tạo ra sự việc là nghe tiếng sứ giả, ăn khỏe, vươn vai thành tráng sĩ, đánh giặc, … Các sự việc đó được thực hiện bởi nhân vật Gióng. Nhân vật và sự việc cùng nhau làm nổi bật chủ đề của truyện là truyền thống chống giặc ngoại xâm.

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Nhân vật trong tự sự thường kể và miêu tả qua các yếu tố: Tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, hành động, lời nói 

Ví dụ: Nhân vật Thạch Sanh: Tên Thạch Sanh, mồ côi từ nhỏ, nghèo khổ, sức vóc khỏe mạnh, tốt bụng, diệt yêu trừ ma, giúp đỡ mọi người.

Câu 5 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Thứ tự kể: Làm cho câu chuyện rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu và gây hứng thú bằng cách thay đổi thứ tự kể.

- Ngôi kể:

+ Ngôi thứ nhất: Nhân vật xưng tôi kể trực tiếp câu chuyện, tạo sự chân thực.

+ Ngôi thứ ba (người kể giấu mình): Tạo tính khách quan, linh hoạt cho câu truyện

Câu 6 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Miêu tả cần sự quan sát, vì mục đích của miêu tả nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng một cách chân thực. Bằng cách quan sát sự vật, hiện tượng chi tiết người viết mới nắm được bản chất, đặc điểm của đối tượng, từ đó đưa ra những nhận xét, so sánh, liên tưởng, ...

Câu 7 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Các phương pháp miêu tả đã học: Phương pháp tả cảnh và tả người 

Điểm chung

- Xác định đối tượng miêu tả.

- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu

- Trình bày các chi tiết bằng sự nhận xét, so sánh, ví von, liên tưởng.


Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Những ý cơ bản cần triển khai:

- Nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên( nhân vật tôi)

- Kể lại: Trên đường đi chiến dịch, vào một đêm khuya trời mưa và lạnh. Tôi đã 3 lần thức giấc mà đều thấy Bác vẫn chưa ngủ. Lần đầu tiên tôi vô cùng ngạc nhiên, lo lắng. Lần thứ ba tôi cảm nhận được tấm lòng và tình yêu vĩ đại của Bác

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

- Nơi nào, thời điểm nào diễn ra cơn mưa

- Miêu tả khung cảnh trước, trong và sau cơn mưa: Bầu trời, âm thanh, cây cối, loài vật, con người.

- Cảm nhận của em về cơn mưa đó.

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tờ đơn chưa có mục: Trình bày lí do viết đơn và nguyện vọng. Đây là phần quan trọng nhất của một tờ đơn và không thể thiếu được.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 6

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác