logo

Soạn bài: Tổng kết phần tập làm văn (chi tiết)


Soạn văn 6: Tổng kết phần tập làm văn


I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Phân loại bài đã học theo phương thức biểu đạt chính:

STT

Các phương thức biểu đạt chính

Thể hiện qua các bài văn đã học

1.

 

Tự sự

- Con Rồng, cháu Tiên

- Bánh chưng bánh giầy

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

- Cây bút thần

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Ếch ngồi đáy giếng

- Treo biển

- Thầy bói xem voi

- Lợn cưới, áo mới

- Con hổ có nghĩa

- Mẹ hiền dạy con

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

- Bài học đường đời đầu tiên

- Bức tranh của em gái tôi

- Buổi học cuối cùng

- Lượm

- Đêm nay Bác không ngủ.

2.

Miêu tả

- Sông nước Cà Mau

- Vượt thác

- Mưa

- Cô Tô

- Lao xao

- Cây tre Việt Nam

- Động Phong Nha.

3.

Biểu cảm

- Lượm

- Đêm nay Bác không ngủ

- Mưa

- Cô Tô

- Cây tre Việt Nam

- Lao xao

- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử      

4.

Nghị luận

- Lòng yêu nước - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản:

STT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thạch Sanh

Tự sự

2

Lượm

Tự sự, biểu cảm

3

Mưa

Miêu tả, biểu cảm

4

Bài học đường đời đầu tiên

Tự sự

5

Cây tre Việt Nam

Miêu tả, biểu cảm

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Phương thức biểu đạt

Đã tập làm

1

Tự sư

X

2

Miêu tả

X

3

Biểu cảm

 

4

Nghị luận

 


II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Văn bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

1.       

Tự sự

Thông báo, giải thích, nhận thức

Nhân vật, sự việc, đặc điểm, diễn biến, kết quả từ đó rút ra ý nghĩa

Văn xuôi, tự do

2.       

Miêu tả

Hình dung đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng …

Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người

Văn xuôi, tự do

3.       

Đơn từ

Để đạt một nguyện vọng nào đó

Đơn gửi ai?, Viết đơn nhằm mục đích gì?Ai viết

Theo trình tự, bố cục

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

STT

Các phần

Tự sự,

Miêu tả

1

Mở bài

Giới thiệu khái quát sự việc, câu chuyện..

Giới thiệu khái quát đối tượng miêu tả

2

Thân bài

Diễn biến của sự việc

Miêu tả chi tiết

3

Kết bài

Kết quả, nêu cảm nhận

Cảm xúc, suy nghĩ

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự: có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự việc do nhân vật tạo ra nhằm khắc họa nhân vật, và cùng nhau làm rõ chủ đề của câu chuyện.

Ví dụ: Truyện Bài học đường đời đầu tiên

- Nhân vật chính: Dế Mèn

- Sự việc: trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

- Chủ đề: bài học đường đời không nên hung hăng, khinh thường người khác đề cao bản thân

Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua các yếu tố:

- Ngoại hình

- Cử chỉ, lời nói, hành động, suy nghĩ

- Lời nhận xét của các nhân vật khác

Dẫn chứng nhân vật Dế Mèn được kể và tả qua

  + ngoại hình: là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng,...

  + lời nói, hành động: đi đứng oai vệ ra dáng con nhà võ, cà khịa với tất cả mọi người trong xóm,....

  + suy nghĩ: tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.

Câu 5 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Thứ tự và ngôi kể làm cho việc kể linh hoạt hơn, cụ thể:

- Trình tự thời gian rõ ràng mạch lạc: ví dụ truyện Con rồng cháu tiên trình tự thời gian từ khi gặp gỡ, lấy nhau, sống chung, sinh con, chia li

- Trình tự không gian: từ trong ra ngoài, ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể; Động Phong Nha

- Xáo trộn theo tâm trạng tình cảm người kể chuyện: ví dụ Bức tranh của em gái tôi

Câu 6 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người để có thể tả lại một cách chính xác nhất, chi tiết và cụ thể nhất để người đọc, người nghe có thể hình dung ra được sự vật hiện tượng đó.

Câu 7 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Các phương pháp miêu tả đã học:

- Tả cảnh thiên nhiên

- Tả đồ vật

- Tả con vật

- Tả người

- Tả cảnh sinh hoạt

- Tả sáng tạo, tưởng tượng.


III. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

      Kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta đang rơi vào thời kì quan trong nhất, trên dưới một lòng quân và dân ta đều đồng tâm, quyết chiến đánh bại quân thù. Chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950 được Đảng ta phát động, quân và dân cùng nhau nhanh chóng chuẩn bị chiến dịch. Bác Hồ đã đến thăm các đơn vị kháng chiến và cung ở lại với mọi người.

Trong mái lều tranh xơ xác, vào một đêm khuya trên đường đi chiến dịch kháng chiến chống Pháp trời mưa lâm thâm, gió rét buốt Bác cùng với các chiến sĩ ngủ lại đây để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ngày mai, nhưng Bác đã không ngủ.Bác ngồi lặng lẽ trước đống lửa hồng suy nghĩ miên man, Bác đi rém chăn cho từng người. Đêm đó tôi tỉnh dậy nhiều lần, vẫn là hình ảnh bác ngồi đó, đôi mắt suy tư. Tôi có nằng nặc mời Bác đi ngủ nhưng Bác không đi. Bác bảo, bác không ngủ vì thương đoàn  dân công họ phải rải lá làm chiếu, lấy manh áo làm chăn nơi rừng sâu, mưa rét. Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ về ngày mai, bác ngồi đó im phăng phắc. Cả đêm hôm đó Bác thức để chăm lo giấc ngủ cho từng người chiến sĩ để mai họ có sức hành quân đánh trận. Anh đội viên thức dậy lần đầu thấy Bác chưa ngủ lo lắng mong Bác đi ngủ sớm cho đến khi anh thức dậy lần thứ ba Bác vẫn chưa ngủ để rồi thức luôn cùng Bác.

Tôi đã rất tự hào vì mình là một chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, tự hào vì được Bác dẫn dắt, chỉ bảo.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

      Năm nào cũng vậy, tôi luôn thích thú với những cơn mưa mùa hè ròn rã. Thích những hạt mưa mạnh mẽ đâm thủng trời rơi xuống. Chúng luôn là những cơn mưa đẹp nhất với tôi.

      Khi trời chuẩn bị mưa, mây đen ùn ùn kéo đến, cả bầu trời nhanh chóng tối sầm lại. Gió thôi mạnh mẽ làm cây cối nghiêng ngả, chim muông bay nhanh về tổ phát ra những âm thanh lớn. Mặt đất cát bụi bay mù mịt, thỉnh thoảng cuộn lên thành hình. Sấm chớp đùng, sáng lóa xé ngang nền trời đen u ám. Mọi người thu dọn đồ ở ngoài tránh mưa. Tôi còn nhớ cả xóm cùng nhau chạy thóc, đông vui nhộn nhịp như lễ hội, ai cũng khẩn trương mong thu dọn kịp trước khi mưa đổ xuống.

      Và rồi từng hạt mưa rơi xuống, mới đầu chậm rãi, lác đác từng hạt như báo hiệu. Sau đó mưa ào ào đổ xuống như từng mũi tên lao thẳng xuống mặt đất. Cảm giác như không có gì ngăn cản được chúng. Cả khung trời, cảnh vật nằm trong màu trắng xóa. Mọi oi bức nóng nực của ngày hè đều được xoa dịu. Cây cối vươn tán đón từng hạt mưa. Mặt đất khô cằn được tưới nước như nở ra, màu mỡ. Rào rào ồn ã một lúc cơn mưa ngừng là trời lại quang, trong xanh, không khí mát mẻ, chim muông bay ra hót líu lo như đang mừng rỡ. Mưa qua như thay màu mới cho đất trời, đó là màu của sự tươi mới, sinh sôi phát triển.

      Mỗi cơn mưa mùa hè như là một điều kì diệu, giải tỏa mọi thứ, làm dịu đi sự oi ả, khô cằn, mang đến sự sống mới. Trong mắt tôi cơn mưa mùa hè không chỉ đẹp mà nó còn chứa đựng kỷ niệm cả tuổi thơ của mình.

Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

- Thiếu mục lý do viết đơn đây là mục quan trọng nhất không thể thiếu

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 32 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác