logo

Soạn bài: Tình thái từ (chi tiết)


Soạn văn 8: Tình thái từ


I. Chức năng của tình thái từ

Câu 1 (trang 80 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Nếu bỏ các từ in đậm đi:

a) không phải câu nghi vấn nữa

b) không phải câu cầu khiến nữa

c) không là câu cảm thán nữa

d) giảm đi mức độ lễ phép

Câu 2 (trang 80 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Từ "ạ" trong ví dụ d) thể hiện sự lễ phép ở mức độ cao hơn


II. Sử dụng tình thái từ

(trang 81 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Khi nói với người ngang hàng thì có thể dùng từ "ạ", "nhé"

+ Bạn chưa về à?

+ Bạn giúp tôi một tay nhé?

- Khi nói với người hơn tuổi thì phải dùng từ "ạ"

+ Thầy mệt ạ?

+ Bác giúp cháu một tay ạ?


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 81 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Các từ in đậm là tình thái từ: b, c, e, i

- Các từ in đậm không phải tình thái từ: a, d, g, h

Câu 2 (trang 82 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Giải thích nghĩa những từ in đậm:

a) Chứ: dùng để hỏi

b) Chứ: dùng để nhấn mạnh điều vừa nói

c) Ư: thể hiện sự hoài nghi

d) Nhỉ: thể hiện sự băn khoăn, thắc mắc

e) Nhé: thể hiện sự nhắn nhủ, động viên

g) Vậy: thể hiện sự miễn cưỡng

h) Cơ mà: thể hiến sự khẳng định, an ủi.

Câu 3 (trang 83 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Mẹ đã bảo trước rồi mà

- Cậu làm gì đấy?

- Tớ làm được cả hai câu rồi đấy chứ lị.

- Tớ chỉ có 2 cái bút thôi

- Cái áo này 200 nghìn cơ.

- Thôi thì tôi cùng đành lấy vậy.

Câu 4 (trang 83 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Học sinh với thầy cô giáo: Hôm nay thầy có tiết không ạ?

- Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi: Cậu làm gì đấy

- Con với bố mẹ, hoặc cô dì, chú, bác: Bố đi làm về có mệt không ạ?

Câu 5 (trang 83 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:

- Ha

- Nghen

- Mừ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác