logo

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (siêu ngắn)


Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự


I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.

Câu 1 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

a) Trường hợp như thế người nghe muốn biết thông tin:

- Câu chuyện cổ tích đó có nội dung là gì.

- Ngoại hình, tính cách, lời nói… của Lan.

- Lý do An thôi học.

-  Câu chuyện mà bạn đó muốn kể.

Tổng kết:  Người kể phải dùng phương thức kể để người nghe có được thông tin mà mình muốn nghe.

b) - Trong trường hợp trên người được hỏi phải kể những điều liên quan đến Lan như: ngoại hình, tính cách, lời nói, cách cư xử với mọi người, thành tích học tập… Vì như thể mới cung cấp được những thông tin mà người nghe muốn nghe.

- Nếu người kể, kể một câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của An thì đó không được coi là một câu chuyện ý nghĩa vì nó đã lạc đề, không mang lại thông tin mà người nghe muốn.

Câu 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự vì nó cũng cấp cho bạn đọc những thông tin sau:

     + Truyện xoay quanh Phù Đổng ( Thánh Gióng )

     + Thời của vua Hùng thứ 6.

     + Thánh Gióng giúp nhân dân chống lại giặc Ân.

     + Thánh Gióng cùng nhân dân hợp sức đánh bại giặc Ân, rồi bay về trời. Nhân dân lập đền thờ.

+ Ý nghĩa : Ca ngợi công lao Thánh Gióng , qua đó thể hiện lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm của người Việt .

- Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng vì câu chuyện kể về quá trình ra đời kì lạ, việc chuẩn bị đánh giặc và chiến công hiển hách của Thánh Gióng.

- Câu chuyện kể theo trình tự các sự việt sau :

     + Bã lão thụ thai, Gióng ra đời.

     + Giặc Ân xâm lược, Gióng cất tiếng nói đầu tiên yêu cầu trang bị với sứ giả.

     + Sau đó Gióng lớn nhanh như thổi, đánh tan giặc Ân.

  + Gióng cởi áo giáp, bay về trời.

     + Vua lập đền thờ và phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương.

Qua đó ta suy ra được phương thức tự sự là :

     + Trình bày các sự vật , sự việc được sắp xếp theo trình tự, có mở đầu kết thúc, ý nghĩa.

     + Giải thích hiện tượng, sự vật. Kể về một nhân vật mà từ đó nêu ra nhận xét của bản thân.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Trong truyện “ Ông già và Thần chết” , phương thức tự sự thể hiện qua diễn biến câu chuyện, đối thoại của hai nhân vật.

- Qua câu chuyện ta thấy được sự thông minh, nhanh trí của người Việt.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

- Bài thơ Sa bẫy của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn sử dụng phương thức tự sự vì nó đi theo một trình tự, có chuỗi các sự việc , nhân vật, ý nghĩa.

- Bài thơ có thể được kể lại thành chuyện như sau:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy đàn chuột. Mèo con chuẩn bị mồi cá thơm ngon, Xả hai vui sướng đến trong mơ cũng thấy bẫy thành công. Ai ngờ mồi hay chuột chẳng thấy, chỉ thấy mèo con. Câu chuyện cười trên sự tham ăn của mèo con.

Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Cả 2 văn bản đều là văn bản tự sự. Vì cả hai văn bản đều có nội dung, trình tự, là văn bản hành chính.

Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

  Tương truyền , Lạc Long Quân dòng dõi thần biển đã cùng Âu Cơ thuộc dòng dõi tiên trên núi nên đôi vợ chồng. Hai người cùng nhau sinh ra cái bọc trăm trứng , sau thành 100 con người . Vì sự khác biệt giữa dòng dõi , 50 người con đã theo cha Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con đã theo mẹ Âu Cơ lên núi . Từ đó họ chung tay xây dựng đất nước và là nguồn gốc của người Việt ta.

Câu 5 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

     Theo em Giang có nên kể vắn tắt thành tích của Minh. Như thế mọi người mới tin tưởng và bầu Minh làm lớp trưởng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác