logo

Tìm hiểu chung về văn tự sự (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 6: Tìm hiểu chung về văn tự sự


Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể về nội dung chuyện cổ tích

- Nêu lý do An thôi học,

- Nêu thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Kể về một câu chuyện hay

b, - Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

+ Lan học tập chăm chỉ, có thành tích tốt

+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, cuộc sống hằng ngày

Vì: những điều đó chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học thì câu chuyện đó không có thông tin đầy đủ, nó không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng ba tuổi mới biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt xông vào giặc → Roi gẫy Gióng nhổ tre đánh giặc

→ giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: nói lên tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

+ Vì kể về sự ra đời, trưởng thành và chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

+ Sự ra đời của Gióng

+ Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

+ Gióng lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa, mặc giáp đi đánh giặc

+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

+ Vua lập đền thờ Gióng

Đặc điểm của các phương thức tự sự: Trình bày về một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc và có ý nghĩa.


Luyện tập

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong câu truyện Ông già và Thần Chết, phương thức tự sự để thể hiện thông qua lời thoại. Câu chuyện nói lên sự thông minh, nhanh trí của con người.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bài thơ đã viết theo thể tự sự vì nội dung bài thơ kể lại về một câu chuyện mà có thứ tự, có kết thúc.

Kể lại câu chuyện: Bé Mây rủ mèo con cùng đánh bẫy chuột nhắt bằng cách dùng cá nướng rất thơm. Cả hai đều cảm thấy thú vị vì nghĩ đến cảnh khi bẫy được lũ chuột háu ăn nhưng kết quả khi bẫy sập, chuột chưa kịp ăn thì mèo ta đã sa bẫy.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hai văn bản đã cho đều có nội dung về tự sự bởi cả hai văn bản đều dùng để trình bày về diễn biến sự việc.

Tự sự ở đây có vai trò được dùng để kể lại sự việc một cách mạch lạc, thú vị, hấp dẫn.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên qua đó giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Lạc Long Quân vốn là thần nòi rồng, trong một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và se duyên cùng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông. Âu Cơ đẻ được một bọc trăm trứng, bọc trứng lại nở ra một trăm người con. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành phải chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển, hẹn khó khăn sẽ giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang. Đó chính là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Bạn Giang nên kể một cách vắn tắt một vài thành tích của bạn Minh sẽ có thể tạo sức thuyết phục cao hơn.

Soạn văn lớp 6: Tìm hiểu chung về văn tự sự | Soạn văn 6 ngắn nhất tại TopLoigiai

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 6

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác