logo

Soạn Bài Tiếng gà trưa SGK 7 trang 49, 50, 51 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Tiếng gà trưa SGK 7 trang 49, 50, 51 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Tiếng gà trưa

Câu 1 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Đọc trước bài thơ Tiếng gà trưa, tìm hiểu thêm về tác giả Xuân Quỳnh

Lời giải 

- Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.

- Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của bà nội.

- Một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

- Chủ đề chính: thường hướng nhiều về nội tâm như: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng không quá rời xa với đời sống. Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng có tính khái quát, triết lý. 

- Chủ đề: thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, dùng tứ để bộc lộ chủ đề. 

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984); Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

- Năm 2011, được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh 

Câu 2 (trang 49, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Chia sẻ cùng bạn bè về kỉ niệm với những người thân trong gia đình mà em nhớ nhất

Lời giải 

Kỉ niệm với những người thân trong gia đình mà em nhớ nhất, đó chính là gia đình em đón Tết cùng nhau vào năm ngoái. Khi ấy, một vài thành viên trong gia đình nhiễm Covid 19, không thể ăn Tết một cách hân hoan như mọi năm. Tuy có chút buồn nhưng bù lại, gia đình em gần gũi với nhau hơn. Những bữa ăn đầy đủ thành viên, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau làm bánh đón Tết, cùng nhau dọn nhà trang trí.


Đọc hiểu bài Tiếng gà trưa


Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không phải năm chữ. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?

Lời giải 

- Các dòng thơ không phải năm chữ: dòng “Tiếng gà trưa” ở đầu khổ 2, khổ 3 và khổ 5.

- Số dòng trong mỗi khổ dài ngắn khác nhau.

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Xác định vần và nhịp của bài thơ

Lời giải

- Cách gieo vần trong bài thơ linh hoạt. Vần trong bài thơ không gieo liên tiếp nhau.

- Nhịp trong bài được ngắt theo nhịp 03/02 hoặc 02/03, có dòng ngắt nhịp 01/04.

Soạn bài Tiếng gà trưa SGK 7 trang 49, 50, 51 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?

Lời giải 

- Cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” là nỗi nhớ.

- Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều người lính nghe thấy tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường ra trận. Từ đây, những kỉ niệm tuổi thơ về bà dần ùa về cùng hình ảnh gà mái mơ, gà mái vàng. Tình yêu dành cho bà là cảm xúc sâu xa cho tình yêu quê hương đất nước.

- Em hiểu, người xưng cháu trong bài thơ là người lính đang trên đường ra chiến trường.

Câu 2 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỷ niệm nào nhất? Vì sao?

Lời giải 

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần ở đầu của khổ 2, khổ 3 và khổ 5.

- Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ hình ảnh gà mái mơ, gà mái vàng và ổ trứng hồng, vì tò mò xem gà đẻ trứng nên bị bà trách mắng. Tiếng gà trưa gợi lên sự quan tâm, chắt chiu từng quả trứng để bán gà, dành tiền mua cho cháu bộ quần áo mới. Đó là những kí ức đẹp, không thể nào quên, thôi thúc cháu nhanh chóng chiến đấu giành lấy độc lập để trở về bên người bà đầy ắp tình thương tới con cháu.

- Em ấn tượng nhất hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng, bán lấy tiền để mua quần áo mới cho cháu. Điều này khiến em nhớ tới bà nội của mình. Bà cũng từng dậy sớm bán từng bó rau ngoài chợ để có tiền cho các cháu. Tuy không nhiều, nhưng bà bảo, đấy là lộc, để động viên các cháu học hành thật tốt, trở thành người con hiếu thảo và một người có ích cho xã hội.

Câu 3 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

Lời giải 

Người bà hiện lên qua các hình ảnh, chi tiết:

- Tần tảo, chắt chiu: Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu.

- Chăm lo, quan tâm cháu: dành dụm, chi chút để cuối năm bán gà, cháu được quần áo mới.

- Dạy bảo cháu.

Qua những hình ảnh, chi tiết đấy, em cảm nhận được bà là một người bà điển hình ở Việt Nam. Bà trong bài thơ cũng như bà ở ngoài đời thực, đều dành một tình yêu to lớn cho các con, các cháu. Và người cháu trong bài viết, là một người thương yêu, biết ơn bà.

Câu 4 (trang 51, SGK Ngữ Văn 7 tập 1)

Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Lời giải

Theo em, chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn là bởi, gia đình là nơi ta gắn bó từ thuở ấu thơ, trải qua những cung bậc cảm xúc bên người thân. Hơn hết, bên cạnh chúng ta luôn có ba mẹ động viên, ủng hộ, cổ vũ. Vậy nên, khi xa nhà, sống ở nơi xa lạ, không có người thân ở bên, cảm giác nhớ nhà trỗi dậy. Hay lúc gặp khó khăn, phải tự mình lo liệu, và đôi khi, có người còn không dám chia sẻ với bố mẹ, bởi sợ bố mẹ lo. Suy cho cùng, thì tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất. Đi xa nhà hay gặp khó khăn, mới trân quý những ngày bên gia đình. Vì khi về nhà, có lớn đến đâu, chúng ta vẫn là những đứa con bé bỏng cần được chăm bẵm.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Tiếng gà trưa SGK 7 trang 49, 50, 51 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 12/08/2023