logo

Bài Dọc đường xứ nghệ SGK 7 trang 29, 30, 31, 32 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Dọc đường xứ nghệ SGK 7 trang 29, 30, 31, 32 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Dọc đường xứ nghệ

Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thêm những thông tin về nhà văn Sơn Tùng

Lời giải

Sơn Tùng, tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928 – 2021), sinh ra tại Nghệ An, phải chăng vì thế mà các tác phẩm của ông hầu hết dành trọn tới vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn là nhà văn viết về doanh nhân cách mạng, doanh nhân văn hóa Việt Nam. Các tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng có thể kể đến: Bên khung cửa sổ (1974), Cong người và con đường (1976), Nguyễn Hữu Tiến (1981), Vườn nắng (1997), Bông sen vàng (2000)… Dưới ngòi bút điêu luyện, đậm đà được đông đảo độc giả yêu thích nồng nhiệt, giới nghệ thuật văn chương đánh giá cao, với những đóng góp cho người, cho đời; ngày 14/07/2011, ông được Chủ tịch nước phong tặng là Anh hùng Lao động thời kì đổi mới.


Đọc hiểu bài Dọc đường xứ nghệ


Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (Trang 29, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cậu bé Côn phê phán điều nào và coi trọng giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?

Lời giải 

Qua sự đánh giá về An Dương Vương, cậu bé Côn phê phán sự nham hiểm của vua nhà Triệu nước Tàu, còn vua nhà Thục lại không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu và nàng Mị Châu thì ruột để ngoài da, tức là nàng quá nhẹ dạ cả tin, dễ dàng bộ lộ suy nghĩ cho người khác thấy.

Mặt khác, cậu bé Côn thấy được điều đáng trọng về hành động vua Thục tự chém con gái mình rồi nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc.

Soạn bài Dọc đường xứ nghệ SGK 7 trang 29, 30, 31, 32 - Văn Cánh diều

Câu 2 (Trang 30, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

Lời giải 

Các địa danh được nhắc tới mang ý nghĩa: tạo tính chân thực, logic về nguồn gốc hình thành địa danh đó. Điều này giúp cho người đọc hiểu hơn về các địa danh mà tác giả đề cập tới.

Câu 3 (Trang 31, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì?

Lời giải 

Câu vè “Dân vạn đại, quan nhất thời/ Ghế quan ai ngồi xin chớ thờ ơ/ Thương dân, dân lập đền thề/ Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương” mà bà ngoại cậu bé Côn đọc mang hàm ý: dân thì mãi mãi là dân, dù có là quan thì sau này, đến một thời gian nhất định, quan cũng sẽ trở về thành dân. Do đó, nếu trong thời gian làm chức cao, danh trọng, mà không làm đúng và tròn trách nhiệm, gắn với dân, lo cho dân, quan tâm đến đời sống cho dân; đến lúc nào đó, sẽ bị dân ghét bỏ, chê trách. Ngược lại, nếu thương yêu, quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho dân, thì khi trở về làm dân, quan cũng sẽ được dân yêu mến, kính trọng, tôn thờ.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ?

Lời giải 

Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba.

Tác dụng:

- Câu chuyện trở nên khách quan.

- Diễn biến truyện tự nhiên, phù hợp, nêu bật được tất cả suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật, từ đó giúp người đọc có cái nhìn sâu rộng.

Câu 2 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét về tính cách của nhân vật này?

Lời giải 

Những câu hỏi và sự kiện lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn mong muốn được biết những gì đã diễn ra trong quá khứ. Có thể thấy, nhân vật Côn là nhân vật có tình yêu mãnh liệt với đất nước.

Đây là cậu bé có tính hiếu kì, ham học hỏi lớn. Được nghe cụ Phó bảng kể những câu chuyện về quá khứ, cậu không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình, hiểu được câu vè của bà ngoại và có bài học riêng cho chính mình.

Câu 3 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

Lời giải 

Cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người thông qua những câu chuyện về lịch sử.

Nhân vật cụ Phó bảng hiện lên là một người cha am hiểu sâu rộng về kiến thức lịch sử. Đối với con cái, ông là người nhẹ nhàng, lắng nghe những suy nghĩ của con, và không ngần ngại kể những điều ông đã biết về lịch sử khi thấy được thái độ thích thú của Côn. Đây quả là một người cha đáng để học hỏi.

Câu 4 (Trang 32, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Lời giải 

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em suy nghĩ về sự biết ơn đối với thế hệ đi trước. Chúng em đang sống trong một đất nước hòa bình. Để có được điều này, ông cha ta đã biết bao nhiêu sinh mạng. Sự hi sinh, lòng quả cảm của các anh về một tình yêu quê hương đất nước tha thiết làm cho chúng em không khỏi khâm phục, nghiêng mình cảm tạ. Lịch sử là nền móng để xây dựng hiện tại và tương lai. Tìm hiểu về lịch sử, là cách để chúng ta tưởng nhớ đến các vị anh hùng quên mình, đồng thời hiểu hơn về dân tộc, để sống một cuộc đời có ích, không hoài phí.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Dọc đường xứ nghệ SGK 7 trang 29, 30, 31, 32 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022