logo

Bài Chất làm gỉ SGK 7 trang 65, 66, 67, 68, 69 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Chất làm gỉ SGK 7 trang 65, 66, 67, 68, 69 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Trước khi đọc bài Chất làm gỉ

Đọc trước truyện ngắn Chất làm gỉ, tìm hiểu thêm các tư liệu về truyện khoa học viễn tưởng và tác giả Rây Brét-bơ-ry - nhà văn Mỹ nổi tiếng về truyện khoa học viễn tưởng, đã được nhận các giải thưởng Franh-klin (Franklin) và O Hen-ry (O Henry)

Lời giải

1. Truyện khoa học viễn tưởng

- Truyện khoa học viễn tưởng là tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời.

- Đề tài thường gắn liền với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lại, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái đất…

- Sự kiện có thể bắt đầu từ sự kiện có thật, từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện chuyện.

- Tình huống trong truyện thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm…

- Cốt truyện thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ, với những sự kiện “đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo, bất ngờ.

- Nhân vật trong truyện thường là những con người thông thái trong các lĩnh vực mà tác phẩm đề cập tới.

- Bối cảnh trong truyện thường gắn với đề tài của truyện.

2. Tác giả

Ray Bradbury Douglas (22/08/1920 – 05/06/2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ.

Gia đình: cha mẹ là Esther (Moberg) Bradbury, một người Mỹ gốc Thụy Điển, và Leonard Spaulding Bradbury, một người sửa chữa và bảo dưỡng đường dây điện và điện thoại.

Cuộc đời: Thời niên thiếu, Ray đi cùng cha đến Los Angeles trong thời kỳ suy thoái. Thời điểm này, cuốn tiểu thuyến giả tưởng của Edgar Rice Burroughs "Tarzan" đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cậu. Ray không đi học đại học, ông dành thời gian ở các thư viện để tự học và bắt đầu viết cho các tạp chí.

Sự nghiệp: Năm 1950, Bradbury cho ra mắt cuốn sách đầu tiên The Martian Chronicles. Sau đó, cho ra mắt những tác phẩm nổi tiếng khác như Dandelion Wine, I Sing the Body Electric và From the Dust Returned…. Ông viết hàng trăm truyện ngắn cũng như rất nhiều bài thơ, nhạc kịch, kịch…

Giải thưởng: Năm 2000, Ray Bradury được trao tặng Huân chương Quỹ sách quốc gia. Năm 2004, ông nhận được giải thưởng đặc biệt của Pulitzet – huân chương Nghệ thuật Quốc gia. Ông đã giành một giải Emmy cho cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1972 The Tree Halloween.


Đọc hiểu bài Chất làm gỉ


Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (Trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đại tá muốn làm gì với viên trung sĩ?

Lời giải 

Với viên trung sĩ, đại tá muốn thuyên chuyển anh đi nơi khác, có thể là muốn sang bên kia đại dương và phục vụ trong một quân đoàn nào đó thật xa hoặc muốn ra mặt trận.

Câu 2 (Trang 66, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Viên trung sĩ muốn gì?

Lời giải 

Viên trung sĩ muốn “Tôi muốn sống không có chiến tranh. Tôi muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong cách hố cỏ lấp đầy nhựa đường”.

Soạn bài Chất làm gỉ SGK 7 trang 65, 66, 67, 68, 69 - Văn Cánh diều

Câu 3 (Trang 65, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đại tá có tin vào ý tưởng của viên trung sĩ không?

Lời giải 

Đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ. Bằng chứng là ông đã gạt phăng đi và nói “Hãy dẹp những câu chuyện lí tưởng này sang một bên”.

Câu 4 (Trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tại sao đại tá lại khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu?

Lời giải 

Đại tá khuyên viên trung sĩ đến gặp bác sĩ Mét-thiu vì cho rằng, anh đang gặp phải vấn đề về tâm lí và cần có sự trợ giúp của bác sĩ. 

Câu 5 (Trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Viên trung sĩ đã nêu các dự định gì của mình?

Lời giải 

Dự định của viên trung sĩ là “Hủy diệt bất cứ phương tiện kĩ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh”.

Câu 6 (Trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đến lúc này, đại tá có tin những điều viên trung sĩ nói không?

Lời giải 

Đến lúc này, đại tá vẫn chưa tin viên trung sĩ. Đại tá vẫn cho rằng, viên trung sĩ cần đến gặp bác sĩ vì những suy nghĩ không thể tưởng tượng nổi của anh ta.

Câu 7 (Trang 67, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Nội dung phần (2) kể về chuyện gì?

Lời giải 

Phần (2) kể về chuyện đại tá thông báo tình trạng của viên trung sĩ khi anh có những suy nghĩ khác thường và mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ bác sĩ. Tuy nhiên, chuyện không ngờ rằng, điều mà viên trung sĩ nói đã trở thành hiện thực. Những khẩu súng đang biến thành vụn sắt gỉ màu vàng, những chiếc máy bay tan vụn ra thành đám bụi màu xám bị gió cuốn đi bay lả tả, những chiếc xe tăng từ từ chìm vào lớp nhựa đường nóng chảy, như những con quái vật thời tiền sử một thời bị rơi vào những cái hố nhựa đường.

Câu 8 (Trang 68, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?

Lời giải 

Người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá là bởi những khẩu súng đang biến thành vụn sắt gỉ màu vàng, những chiếc máy bay tan vụn ra thành đám bụi màu xám bị gió cuốn đi bay lả tả, những chiếc xe tăng từ từ chìm vào lớp nhựa đường nóng chảy, như những con quái vật thời tiền sử một thời bị rơi vào những cái hố nhựa đường.

Câu 9 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không?

Lời giải 

Đặc sắc trong kết thúc truyện là chi tiết đại tá kéo chiếc ngăn kéo cuối cùng để lấy súng lục nhưng nó đã trở thành cái bao da màu nâu đầy vụn sắt gỉ.

Đại tá không làm gì được viên trung sĩ.


Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Truyện kể về việc gì? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

Lời giải 

Truyện kể về ước nguyện của viên trung sĩ biến tất cả các loại súng, đạn, cỗ đại bác, máy bay chiến đấu, xe tăng, tàu chiến… thành gỉ để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh. Nhưng lại bị gạt phăng và cho đấy là những suy nghĩ không bình thường của đại tá. Chuyện kì lạ đã xảy ra khi những mong muốn của viên trung sĩ bỗng trở thành hiện thực.

Truyện gồm có những vật: đại tá, viên trung sĩ, bác sĩ và quân lính.

Nhân vật chính trong câu chuyện là đại tá và viên trung sĩ.

Câu 2 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng làm hoen gỉ các vật làm bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?

Lời giải 

Em hiểu “chất làm gỉ” là một loại chất nào đó có tác dụng làm cho các loại súng máy, vũ khí chiến thành không thể hoạt động được nữa, mất đi công dụng vốn có.

Ý tưởng làm hoen gỉ các vật làm bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở: dựa trên cấu trúc của các nguyên tử xác định.

Đoạn văn trong văn bản “Chất làm gỉ” nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng đấy là đoạn: “Các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định… Trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước…”.

Câu 3 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?

Lời giải 

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở lời đối thoại nói về ước mơ của viên trung sĩ được thể hiện qua những đoạn văn:

“Tôi muốn sống không có chiến tranh. Tôi muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ ruik, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố cỏ lấp đầy nhựa đường. Đó, mơ ước của tôi là như vậy đó”.

“Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm tục đấy. Đã từ lâu tôi muốn nói chuyện với đại tá. Tôi rất mừng khi chính đại tá đã gọi cho tôi đến! Tôi nghiên cứu cái này đã lâu. Tôi đã mơ ước về nó từ nhiều năm nay. Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳng biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim… Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó, hơi nước sẽ tự động làm công việc của nó. Tất nhiên, tôi muốn nói đến không phải bất cứ đồ vật bằng thép nào. Nền văn minh của chúng ta dựa trên sắt thép và đa số các sản phẩm thép tôi không muốn phá hủy. Tôi chỉ muốn vô hiệu hóa các cỗ đại bác, các loại súng, đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu, tàu chiến… Nếu cần, tôi có thể bắt thiết bị của tôi tác động lên cả đồng, nhôm. Chỉ cần đi ngang qua bất kì loại vũ khí nào là tôi có thể bắt nó tan vụn ra thành bụi ngay.”

“Đại tá hẳn nghĩ rằng tôi đánh lừa đại tá. – Trung sĩ nói – Không, tôi nói thật đấy. Các thiết bị của tôi nhỏ đến nỗi có thể nhét vừa trong bao diêm. Tầm hoạt động của nó là chín trăm dặm. Tôi có thể điều chỉnh nó cho bất cứ loại thép nào và trong vài ngày đi khắp châu Mỹ. Những quốc gia khác không thể sử dụng thiết bị này, vì tôi sẽ hủy diệt ngay bất cứ phương tiện kĩ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, tôi sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh.”

Câu 4 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?

Lời giải 

Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa xóa bỏ vũ khí, chấm dứt chiến tranh và hướng đến một môi trường hòa bình, không bom đạn, không chết chóc. Không biết điều này có thành hiện thực hay không, nhưng không thể phủ nhận được giá trị tốt đẹp mà nó hướng đến, vì một thế giới không còn chiến tranh.

Câu 5 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hãy nêu nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá trong truyện.

Lời giải 

Nhân vật đại tá trong truyện hiện lên là nhân vật cố chấp, không biết lắng nghe người khác và là kẻ nóng nảy. Khi nghe những mong muốn của viên trung sĩ, chưa chắc nó trở thành hiện thực hay không, nhưng với ý nghĩa tốt đẹp từ viên trung sĩ, đại tá nên có sự tán thưởng thay vì chối bỏ và bảo viên trung sĩ đi khám bác sĩ. Và khi chứng kiến những ước muốn của viên trung sĩ thành sự thật, nhân vật đại tá đã nổi giận đùng đùng thông quá các hành động được nhà văn miêu tả “ông văng tục”, “đập cái ghế vào tường hai lần làm nó long ra”, “mặt tím lại vì tức giận, mồm há rộng để hớp không khí”, “cầm chân ghế đập mạnh”, gào lên như điên”, “vừa chạy ra ngoài và đóng sập cửa lại”.

Câu 6 (Trang 69, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Truyện thể hiện ước mơ gì của người viết? Điều đó còn có ý nghĩa với xã hội hiện nay không? Vì sao?

Lời giải 

Truyện thể hiện ước mơ chấm dứt chiến tranh của tác giả. Đối với xã hội hiện nay, điều này vẫn còn có ý nghĩa to lớn. Bởi lẽ, phần lớn các quốc gia trên thế giới đang chung sống hòa bình, nhưng cuộc chạy đua về vũ trang giữa các nước còn diễn ra khốc liệt. Phổ biến các quốc gia đều trang bị cho mình lực lượng chiến đấu, trang bị vũ khí chiến đấu, để bảo vệ đất nước, ngăn không cho sự đô hộ, xâm lược từ các quốc gia khác. Về mặt tích cực, đây không phải là điều xấu, vì nó mang tính chính nghĩa vô cùng cao quý. Tuy nhiên, hiện nay, có không ít quốc gia lạm dụng điều này để phát minh các loại vũ khí có sức tấn công ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và vạn vật; tiềm ẩn sự nguy hiểm. Mang thể loại là truyện khoa học viễn tưởng, nhà văn đã lột tả được thông điệp về một thế giới hòa bình, không bom đạn, không chiến tranh. Tất cả chúng ta đều sống an vui và hạnh phúc.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Chất làm gỉ SGK 7 trang 65, 66, 67, 68, 69 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 09/08/2022