logo

Soạn bài: Thực hành: Phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (chi tiết)


Soạn bài: Thực hành: Phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ (chi tiết)


I. Ẩn dụ

Câu 1 (trang 135 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Trong câu ca dao trên, hình ảnh “thuyền, con đò” tượng trưng cho nam, hình ảnh “bến, cây đa” tượng trưng cho nữ, thể hiện sự thủy chung của người phụ nữ.

Sự khác biệt giữa “thuyền, bến” ở câu 1 và “cây đa bến cũ, con đò” ở câu 2:

- Câu 1: thể hiện sự đợi chờ của người phụ nữ đang chờ đợi người mình thương trở về

- Câu 2: thể hiện sự tiếc nuối khi người phụ nữ vẫn thủy chung, một lòng một dạ với người mình thương nhưng người thương đã không ở lại      

Câu 2 (trang 135-136 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Câu 1:

+ Hình ảnh ẩn dụ “lửa lựu”: hoa lựu đỏ rực rỡ đẹp như những đốm lửa trên cây

- Câu 2:

+ Hình ảnh ẩn dụ “thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật”: loại bỏ những loại văn nghệ phù phiếm, không có lợi ích, không có giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung

- Câu 3:

+ Hình ảnh ẩn dụ “giọt long lanh”: tiếng chim chiền chiện hót được tác giả cảm nhận là những giọt long lanh

- Câu 4:

+ “Thác” ẩn dụ cho những thử thách, sóng gió, khó khăn mà ta phải vượt qua

- Câu 5:

+ “Phù du” là ẩn dụ cho sự sống trôi nổi, nay đây mai đó, không cố định

+ “Phù sa” là ẩn dụ cho sự đầy đủ, sung túc

Câu 3 (trang 136 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Tiếng hát của Hân sáng vàng ánh nắng mùa thu vang lên trong không gian tĩnh lặng.


II. Hoán dụ

Câu 1 (trang 136-137 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Cụm từ “đầu xanh, má hồng” chỉ các cô gái xinh xắn, trẻ đẹp. Trong câu thơ tác giả chỉ nhân vật Thúy Kiều

- “áo nâu” chỉ người nông dân

“áo xanh” chỉ những người làm việc ở thành phố

Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó thì cần dựa vào đặc điểm tiêu biểu của đối tượng quan sát chẳng hạn như phải hiểu rõ đặc điểm của một bộ phận cơ thể, một vật dụng, một tính chất,…

Câu 2 (trang 137 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

- Hoán dụ:

+ “Thôn Đoài”: người ở thôn Đoài

+ “Thôn Đông”: người ở thôn Đông

- Ẩn dụ:

+ “cau thôn Đoài”: chỉ chàng trai ở thôn Đoài

+ “trầu không thôn nào”: chỉ cô gái ở thôn Đông

⇒ Lời tỏ tình của chàng trai thôn Đoài với cô gái ở thôn Đông

Câu “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” có cách diễn đạt phù hợp với tâm trạng  của người đang yêu

Câu 3 (trang 137 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Mẹ là người tôi trân trọng và biết ơn nhất cuộc đời. Đôi tay mẹ đen sạm. Cái đôi vai mỏng manh tưởng chừng như yếu ớt ấy lại gánh được những việc mà người thường không thể gánh nổi. Tôi sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa để thay lời cảm ơn đến mẹ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác