logo

Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ (ngắn nhất)


Soạn bài: Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ


I. Ẩn dụ

Câu 1 (trang 135 sgk Văn 10 Tập 1)

a. Trong hai câu ca dao, các từ thuyền, bến, cây đa, con đò,…không chỉ mang nghĩa gọi tên sự vật tồn tại trong hiện thực mà con mang ý nghĩa hoàn toàn khác.

+ Thuyền, con đò: tượng trưng cho hình ảnh người ra đi, thường là người đàn ông

+ Bến, cây đa: tượng trưng cho hình ảnh người ở lại, thường là người phụ nữ, ngóng trông chồng

b.

- Về ý nghĩa hiện thực: các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau.

- Về ý nghĩa biểu trưng: các hình ảnh này đều là tượng trưng cho những người có quan hệ tình cảm với nhau nhưng phải xa nhau, người ở nhà một lòng chờ đợi người đi.

=> Ý nghĩa:

+ Câu (1) lời ước hẹn thủy chung, son sắt

+  Câu (2) là lời than thở tiếc nuối vì lỡ hẹn, không thể đợi chờ nhau.

Câu 2 (trang 135 - 136 sgk Văn 10 Tập 1)



Hình ảnh ẩn dụ

Ý nghĩa

(1)

- Lửa lựu

- Vẻ đẹp căng tràn sức sống của cây lựu

(2)

-Làm thành người

-Thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn…co rúm lại.

- Quá trình nhật biết cuộc sống để trưởng thành

-Phê phán thứ văn nghệ vô ích

(3)

- Giọt long lanh

-Tiếng chim hót, báo hiệu xuân về

(4)

-Thác

-chiếc thuyền

-Khó khăn, thử thách trong cuộc đời mỗi người

-Con đường cách mạng của dân tộc.

(5)

-Phù du

-Phù sa

-Cuộc đời tạm bợ, lênh đênh

-Cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc

Câu 3 (trang 136 sgk Văn 10 Tập 1)

- Lớp trưởng lớp tôi luôn là người đứng mũi chịu sào.


II. Hoán dụ

Câu 1 (trang 136 - 137 sgk Văn 10 Tập 1)

a.

- Hình ảnh “đầu xanh” và “má hồng”: chỉ người con gái trẻ, đẹp => Ở đây là chỉ Thúy Kiều

- Áo nâu chỉ người lao động thôn quê, áo xanh chỉ người công nhân nơi thành thị.

b. Để hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng, muốn hiểu cần hiểu rõ sự vật đó có sự gần gũi với đối tượng nào và trong văn cảnh đó nhà thơ đang muốn nói đến điều gì.

Câu 2 (trang 137 sgk Văn 10 Tập 1)

a.

- Hình ảnh hoán dụ: thôn Đoài và thôn Đông chỉ người ở thôn Đoài và người ở thôn Đông.

- Hình ảnh ẩn dụ: cau – trầu: chỉ mối quan hệ tình cảm muốn tiến tới hôn nhân của những người yêu nhau

=> Phân biệt:

+ Hoán dụ: Gọi tên sự vật này bằng sự vật khác có nét gần gũi với nó

+ Ẩn dụ: Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng

b.

- Nỗi nhớ người yêu trong câu Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông có phần lấp lửng thú vị

- Nỗi nhớ người yêu trong câu “Thuyền về có nhớ..đợi thuyền” thì dạt dào cảm xúc hơn và chứa đựng lòng thủy chung son sắt.

Câu 3 (trang 137 sgk Văn 10 Tập 1)

Ví dụ :

- Người ta hai ba tuổi đầu đã biết lo lắng tất tả vì sự nghiệp, đằng này đã ngoài ba mươi mà nó vẫn phè phỡn nhởn nhơ. Sáng thì ngủ tới trưa, dậy thì ăn rồi chơi game, tối thì rong ruổi khắp phố phường trở về nhà lại chơi game và ngủ tới trưa. Kẻ đầu xanh thì mải miết hưởng thụ, chỉ khổ người đầu bạc vẫn vì nó mà tất tả ngược xuôi. 

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác