logo

Soạn bài: Thực hành các phép tu từ - Phép điệp và phép đối (ngắn nhất)


Soạn bài: Thực hành các phép tu từ - Phép điệp và phép đối


I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

Câu 1 (trang 124 sgk Văn 10 Tập 2)

a. Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân là hình ảnh ẩn dụ cho người con gái

- Nếu nụ tầm xuân được thay thế bằng hoa tầm xuân hoặc hoa cây này thì giá trị biểu đạt của câu không còn nữa, ý nghĩa ẩn dụ lúc này mất đi, thay vào đó câu thơ chỉ như miêu tả một loài cây đơn thuần.

- Bốn câu cuối bài có sự lặp lại của hình ảnh “cá cắn câu” và “chim vào lồng”” nhằm tác dụng nhấn mạnh số phận "cá chậu chim lồng" đầy chua xót của người con gái. Câu thơ vốn đã rõ ý nhưng việc lặp lại giúp nhấn mạnh ý hơn

+ Cách lặp này giống với cách lặp nụ tầm xuân ở phía (lối lặp vòng tròn).

b. Việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu thơ.

c. Định nghĩa về phép điệp

Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 10 Tập 2)

a, Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

(1) Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương cũng là nơi đón ta trở về từ những bộn bề của cuộc sống

(2) Anh ấy hát hay và thổi sáo cũng hay

(3) Sách cho ta nguồn tri thức vô tận, sách cũng làm giàu đẹp tâm hồn ta

b, Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp

(1)

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

                                                   Truyện Kiều- Nguyễn Du

(2)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

                                          Nguyễn Đình Thi

(3)

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh chỉ mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

                                                   Đoàn Thị Điểm

c, Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Quê hương là nơi mỗi người cất tiếng khóc chào đời, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Quê hương cũng là nơi gắn bó với biết bao kỷ niệm của tuổi thơ. Đó là tiếng ru ầu ơ của bà của mẹ, là những chiều thả diều và chơi đuổi bắt, những lần trốn mẹ đi chơi trưa. Quê hương! Hai tiếng ấy đơn sơ mà sao thiêng liêng quá. Có lẽ rằng dù có đi xa tới đâu, tới những chân trời mới, quê hương vẫn mãi là đích đến mà mỗi người đều trông mong ngóng về.


II. Luyện tập về phép đối

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 10 Tập 2)

a, - Ở ngữ liệu (1) và (2), từ ngữ đặc sắp xếp thành các vế cân đối, đối xứng với nhau, số lượng chữ ở mỗi về bằng nhau.

    - Hai vế câu được gắn kết lại nhờ phép đối.

    - Vị trí của các danh từ, các tính từ và các động từ trong các vế đều tương xứng với nhau (danh – danh, động – động, tính – tính) tạo thế cân đối giữa hai vế.

b, Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

- Ngữ liệu (3): sử dụng tiểu đối trong một câu, 2 vế trong câu đối nhau.

- Ngữ liệu (4): sử dụng cách đối giữa hai câu.

c, Ví dụ về phép đối:

- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):

+ “Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ - nghìn xác này gói trong da ngựa”

- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):

+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

- Truyện Kiều (Nguyễn Du):

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa

- Câu đối:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

d, Định nghĩa về phép đối

Phép đối là cách sắp xếp, đặt các từ ngữ, cụm từ, câu ở các vị trí cân xứng nhau để tạo nên hiệu quả tương phản trái nghiệp hoặc tương xứng hỗ trợ tạo ý nghĩa hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nổi bật nội dung nào đó

Câu 2 (trang 126 sgk Văn 10 Tập 2)

a, Phép đối trong tục ngữ có tác dụng tạo nên vần điệu cho câu tục ngữ, giúp người nghe dễ nhớ dễ thuộc

- Không thể thay thế được những từ ngữ đó vì từ ngữ trong tục ngữ mang tính cố định

- Phép đối phải dựa vào cách gieo vần, từ ngữ, câu,...

b, Tục ngữ khá ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền vì tục ngữ sử dụng từ ngữ dễ hiểu, cách diễn đạt súc tích

Câu 3 (trang 126 sgk Văn 10 Tập 2)

a, Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ:

- Tiểu đối: ‘Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười’

- Đối giữa các câu: Chàng thì đi cõi xa mưa gió

                            Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

b, Ra vế đối cho các bạn cùng đối: Xuân về, cả nhà ngập sắc xuân


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể biết:

- Nhận biết phép điệp và phép đối trong văn bản nghệ thuật và sử dụng hiệu quả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác