logo

Soạn bài: Văn bản văn học (ngắn nhất)


Soạn bài: Văn bản văn học


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 121 sgk Văn 10 Tập 2)

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học

- Văn bản văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

- Văn bản văn học xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mỹ cao và có ý nghĩa

- Mỗi văn bản văn học thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

- Văn bản văn học là sáng tạo tinh thần của nhà văn, chứa đựng những tư tưởng tình cảm, những trải nghiệm trường đời sâu sắc

Câu 2 (trang 121 sgk Văn 10 Tập 2)

Bởi vì văn bản có nhiều tầng ý nghĩa, hiểu được tầng ý nghĩa của ngôn từ người đọc mới có thể hiểu được tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa khi đặt văn bản trong từng bối cảnh ra đời và mục đích của tác giả.

Câu 3 (trang 121 sgk Văn 10 Tập 2)

- Ví dụ minh họa: phân tích hình tượng bánh trôi nước trong bài thơ cùng tên của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

+ Hình ảnh tả thực: miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh (nặn bánh, luộc bánh)

+ Hình ảnh tượng trưng: Hình ảnh bánh trôi nước là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là những người phụ nữ đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”. Nhưng cuộc đời cũng lắm truân chuyên trắc trở “bảy nổi ba chìm với nước non” và phải phụ thuộc vào người khác “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Tuy vậy, họ vẫn luôn giữ cho mình một tấm lòng son sắt, một nhân cách cao đẹp “mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Câu 4 (trang 121 sgk Văn 10 Tập 2)

- Hàm nghĩa trong văn học đó là những lớp nghĩa ẩn sau những câu chữ tả thực, qua đó gửi gắm những điều mà nhà văn, nhà thơ muốn tâm sự, những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả

- Ví dụ: Trong câu thơ:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

⇒ Ở đây không chỉ đề cập đến việc bánh trôi được nặn tròn đẹp hay xấu xí là do người nặn mà còn muốn nói đến thân phận của người phụ nữ khi xưa phải phụ thuộc vào người khác “tay kẻ nặn”. Tuy vậy, người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng son sắt thủy chung.


Luyện tập:

* Văn bản (1): Văn bản Nơi dựa

a, Văn bản chia thành hai đoạn có cấu trúc câu và hình tượng tương tự nhau:

      + Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau.

      + Mỗi đoạn có hai hình tượng nhân vật có những đặc điểm tương tự nhau: người đàn bà – đứa nhỏ và người chiến sĩ – bà cụ

b, Những hình tượng trên đều gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống:

+ Người đàn bà tưởng chừng là chỗ dựa cho đứa nhỏ nhưng chính đứa trẻ với sự hồn nhiên yêu đời mới là chỗ dựa cho người đàn bà

cho đứa nhỏ nhưng chính sự hồn nhiên của nó mới chính là chỗ dựa cho người đàn bà ấy.

+ Người chiến sĩ khỏe mạnh tưởng sẽ là nơi dựa cho bà cụ đã già yếu, nhưng chính bà cụ lại là nơi dựa của anh chiến sĩ

⇒ Thông thường, nơi dựa sẽ là người yếu dựa vào người mạnh, người nhỏ dựa vào người lớn, nhưng ở đây người viết đề cập đến nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần. Do đó ngay cả những điều nhỏ bé cũng có thể trở thành chỗ dựa tinh thần cho người khác

* Văn bản (2): Văn bản Thời gian

a, - Kỷ niệm trong tôi

      Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

⇒ Câu thơ khẳng định sức mạnh của thời gian có thể làm thay đổi nhiều thứ.

- Riêng những câu thơ còn xanh

  Riêng những bài hát còn xanh

⇒ Câu thơ khẳng định những giá trị tồn tại mãi với thời gian

⇒ Thời gian trôi đi có sức mạnh tàn phá ghê gớm, không ai có thể nằm ngoài quy luật tàn phá của thười gian. Tuy nhiên vẫn có những giá trị tồn tại mãi với thời gian đó là những giá trị về thơ ca, âm nhạc. Từ “xanh” trong 2 câu thơ cuối như đi ngược lại với từ ‘khô ’ trong 2 câu thơ mở đầu.

 - Và đôi mắt em như hai giếng nước.

=> Đôi mắt em như hai giếng nước, là hai giếng nước chứa chan những kỉ niệm tình yêu, những kí ức sống mãi, đối lập với những kỉ niệm đã "rơi" và "lòng giếng cạn".

b, Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì?

Qua bài Thời gian, Văn Cao muốn nói rằng thời gian có thể làm thay đổi, xóa nhòa đi tất cả, chỉ có nghệ thuật và tình yêu là bất diệt, sống mãi với thời gian

* Văn bản (3): Văn bản Mình và ta

a, Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ mật thiết giữa người đọc và nhà văn. Trong quá trình sáng tạo, nhà văn đồng cảm với bạn đọc, còn trong quá trình tiếp nhận, bạn đọc đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải từ tận cùng trong “sâu thẳm” mới có được sự đồng điệu trong tâm hồn

b, Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học: nhà văn là người sáng tạo các tác phẩm văn học, gửi tâm tư vào các tác phẩm văn học nhưng chỉ mang tính gợi mở chứ không nói hết ý. Người đọc phải có được sự tưởng tượng, suy ngẫm, để từ "tro" tàn "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể "dựng lại nên thành".


Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể biết: hiểu được thể nào là văn bản văn học và các lớp nghĩa trong văn bản văn học, từ đó có những cách tiếp cận đúng để nắm được trọn vẹn nội dung mà tác giả muốn truyền tải.

Soạn bài Văn bản văn học ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác