logo

Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (siêu ngắn)

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm siêu ngắn gọn chỉ có tại TOPLOIGIAI. Soạn văn 6 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn giúp các bạn học môn Ngữ văn lớp 6 đơn giản, dễ dàng nhất


Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm

Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (siêu ngắn) | Soạn văn 6 siêu ngắn - TopLoigiai

Soạn Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6)

Đức Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng dùng nhiều biện pháp bóc lột nhân dân. Do đó ta phải đánh đuổi chúng

- Tuy nhiên , nghĩa quân khởi nghĩa lại thua cuộc nhiều lần tức sức mạnh chưa lớn.

- Nên Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm để có thêm sức mạnh đánh giặc.

Soạn Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6)

- Lê Lợi tuy là người lãnh đạo nhưng lại không trực tiếp nhận được gươm.

- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm ở dưới nước, Lê Lợi vô tình nhặt chuôi gươm. Khi tra lưỡi gươm vào chuôi gươm lại vừa như in , Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi.

- Ý nghĩa:

- Chuôi ở trên bờ, lưỡi ở dưới nước. Nó chứng tỏ tất cả đều đoàn kết chống giặc.

- Lưỡi gươm khắc chữ “thuận thiên” , tức cuộc kháng chiến của nhân dân là cuộc kháng chiến chống nghĩa, trên hợp ý trời dưới hợp lòng dân.

Soạn Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6)

- Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Từ khi có được gươm thần, khí thế của nhân dân ta ngày càng tăng cao, khí thế chèn ép quân địch.

     + Nhờ có nó, ta cũng chủ động tìm đánh giặc.

     + Gươm thần mở đường cầu mang lại chiến thắng cho quân dân ta.

Soạn Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6)

- Đức Long quân đòi lại gươm trong hoàn cảnh: Nhân dân ta đã đánh bại giặc Minh đối hộ, đời đô về Thăng Long.

- Cảnh đòi gươm và trả gươm:

     + Khi vua ngự thuyền du ngoạn thì rùa vàng đòi gươm, Vua nâng gươm trả lại cho rùa vàng, rùa vàng lặn xuống nước.

Soạn Câu 5 (trang 42 SGK Ngữ văn 6)

- Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm:

     + Ca ngợi sự chính nghĩa , tinh thần đoàn kết chống giặc của nhân dân ta.

     + Ca ngợi thắng lợi chống giặc Minh chưa quân Tây Sơn.

     + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

Soạn Câu 6 (trang 42 SGK Ngữ văn 6)

- Truyện cũng có hình ảnh Rùa Vàng : An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.

- Hình tượng rùa vàng chỉ trí tuệ, khát vọng của nhân dân ta.


Luyện tập

Bài 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:

     + Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi

     + Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một

     + Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng

⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.

Bài 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :

     + Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.

     + Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ

     + Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.

Bài 3 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:

- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:

     + Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm

     + Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước

- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:

     + Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm

     + Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí

Bài 4 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Định nghĩa truyện truyền thuyết:

- Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại

- Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử

- Có các yếu tố hoang đường kì ảo

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác