logo

Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm (chi tiết)

Sự tích Hồ Gươm sẽ lý giải cho các em biết nguồn gốc tên gọi của hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) và giúp hiểu hơn về ý nghĩa của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn cũng như ước vọng hòa bình của nhân dân ta. Cùng Soạn bài Sự tích Hồ Gươm với TopLoigiai đẻ hiểu rõ hơn các em nhé:


Khái quát truyện Sự tích Hồ Gươm


TÓM TẮT:

Soạn văn 6: Sự tích Hồ Gươm | Soạn văn lớp 6 chi tiết


BỐ CỤC:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... tên giặc nào trên đất nước): Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm và quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.

   - Đoạn 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm.

Soạn văn 6: Sự tích Hồ Gươm | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:

     + Giặc Minh  đặt ách đô hộ ở nước Nam ta, chung làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng

     + Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh. Nhưng do nước đang trong buổi đầu xây dựng và nghĩa quân còn rất non yếu, đã nhiều lần bị thua.

     + Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc, sự tàn ác của quân giặc không thể để yên được, không để cho lòng dân bất an.

Việc làm này của Đức Long Quân như tiếp thêm sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn, và được sự hộ thuẫn của Thần nước như vậy ắt hẳn sẽ dành thắng lợi lớn. Qua đây, cho ta thấy chính nghĩa luôn được ủng hộ và có một kết quả tốt đẹp.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:

     + Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm, mà phải kéo đến ba lần mới vớt gươm đem về.

     + Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”, đây chính là ý trời, là báu vật Thiên vương ban cho dân tộc ta: hãy dùng gươm này để làm việc lớn, đó là đánh giặc bảo vệ bờ cõi. Nhưng không ai nhận ra điều này, chiếc gươm không chuôi kia vẫn ở lại bên Lê Thuận

     + Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in. Khi đó, Lê Thuận và mọi người mới hiểu ý trời muốn cho nước Nam ta mượn thanh gươm này, và đã trao thanh gươm cùng với cái chuôi cho Lê Lợi- người xứng đáng nhất, văn võ song toàn, được lòng dân và quân sĩ.

- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:

     + Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.

     + Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.

 + Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

     + Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên, thanh gươm cùng Lê Lợi tung hoành khắp trận địa. Bởi nghĩa quân mang theo gươm là mang có sức mạnh của trời đất, các vị vương thần. Sự tổng hợp sức mạnh của cả trời đất và nghĩa quân, nhân dân khiến cho khí giặc giảm, bạt vía. Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm

     + Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc, không phải trốn chạy như trước mà xông lên tìm giặc. Lúc này đây, sức mạnh dân tộc của cả nghĩa quân và nhân dân đẩy lên cao trào. Chính điều này làm nên những điều không tưởng, kết quả thắng lợi đang chờ phía trước. Gươm thần tiên phong cho nghĩa quân đánh ra mãi, cho đến lúc không còn một bóng quân xâm lược nào trên đất nước.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long. Như vậy, khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi, nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.

- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:

     + Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.

→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng,  có sự chứng kiến của quần thần, người trả gươm, người nhận gươm. Đây cũng là cảnh tượng kì lạ, độc đáo

Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:

- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân

- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa

- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.

-> “Sự tích hồ Gươm” là giải thích sự tích của hồ Tả Vọng trước đây, nay có tên chính thức là hồ Hoàn Kiếm- trả kiếm hay hồ Gươm, đó chính nói có thanh gươm đã cùng vua Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược. Và sự tích còn mang nghĩa nghĩa sâu xa hơn là thế hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc dù thời kì nào cũng không thay đổi, khi có giặc xâm lăng thì đồng lòng đánh đuổi giặc, đất nước thanh bình thì gìn giữ nhớ công ơn giúp đỡ của các vị thần. Cái tên “hồ Gươm- hồ Hoàn Kiếm” thể hiện sự trân trọng, tôn kính đến bậc thần thánh. Đồng thời, khẳng định sự chính nghĩa luôn được thần dân ủng hộ mang lại chiến thắng vẻ vang.

Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy

Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.

Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc

Xem thêm các bản soạn bài Sự tích Hồ Gươm khác:


LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:

     + Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi, ở mọi miền Tổ quốc, trong toàn thể nhân dân. Việc bảo vệ đất  nước là trách nhiệm của tất cả người dân không phân biệt dân tộc, vùng miền. Sức đoàn kết và niềm tin sẽ làm nên tất cả, làm nên thắng lợi vẻ vang.

     + Các bộ phận của thanh gươm được tìm từ từ rồi đem ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một, và sự kiên trì bền bỉ của dân tộc ta. Dù khó khăn, thách thức lớn không thể ngăn sự quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, lấy lại tự do và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam

     + Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng. Người đứng đầu có cái nhìn rộng, quyết đoán và đưa ra những sách lược hay đấu lại kẻ thù mạnh lúc bấy giờ.

⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.

Bài 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :

     + Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.

     + Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ

     + Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.

Bài 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:

- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:

     + Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm

     + Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm

     + Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước

- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:

     + Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm

     + Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lý

Bài 4 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Định nghĩa truyện truyền thuyết:

- Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại

- Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử

- Có các yếu tố hoang đường kì ảo


Ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm

Soạn văn 6: Sự tích Hồ Gươm | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Như vậy, TopLoigiai đã giới thiệu rất đầy đủ với các em nội dung của bài Sự tích Hồ Gươm, nếu các em muốn tìm hiểu thêm hãy xem các bài viết liên quan đến Truyện Sự tích Hồ Gươm ở đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác