logo

Soạn bài: Sau phút chia li

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Sau phút chia li dưới đây nhé


Soạn bài Sau phút chia li Đọc - Hiểu


Câu 1.Thể thơ

Thể thơ được sử dụng là song thất lục bát, đó là sự kết hợp giữa thơ thất ngôn và lục bát. Mỗi khổ sẽ bao gồm 4 câu thơ, trong đó gồm hai câu 7 tiếng (vậy nên sẽ được gọi là song thất) cùng với một cặp câu gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng.

Cách hiệp vần:

- Câu 7 trên chứa chữ cuối hiệp vần cùng với chữ thứ 5 của câu 7 phía dưới

- Câu 6 chứa chữ thứ sáu hiệp vần với chữ thứ sáu thuộc câu 8

- Câu 8 chứa chữ cuối hiệp vần với chữ thứ 5 thuộc câu 7 trong khổ liền sau đó.


Câu 2. Nỗi sầu của người vợ trong 4 câu đầu

- 4 câu thơ này gần như đã lột tả được khá chân thực và cảm động những xúc cảm của người vợ khi phải chia li gia đình. Nơi người chồng phải ra đi là chốn sa trường chông gai, hiểm trở. Nơi người vợ phải trở về là chốn buồng cũ trống vắng với nhiều nỗi niềm lo lắng. Hai người đang đầu ấp tay kề nay lại thành cách núi ngăn sông. Nên tâm trạng người vợ luôn đắm chìm trong nỗ buồn thương da diết, lo lắng khôn nguôi.

- Phép đối tương phản “đi – về” kết hợp với điệp từ ‘thì” cho thấy sự cách trở, biệt li khó hẹn ngày gặp lại. Đồng thời, nhà thơ sử dụng hình ảnh thiên nhiên trùng trùng điệp điệp “mây biếc, núi xanh” khiến cho không gian càng thêm cách trở. Đây đều là những hình ảnh thiên nhiên vô cùng kì vĩ, vô tận khiến cho người đọc càng hình dung rõ hơn về những niềm đau ly biệt của người vợ có chồng phải đi lính xưa.


Câu 3. Nỗi sầu của người vợ trong 4 câu khổ tiếp

- Khổ thơ thứ hai càng cố gắng khắc họa một cách đậm nét và rõ hơn nỗi sầu của nhân vật trữ tình. Nỗi sầu từ 4 câu thơ đầu tiên nay được chuyển hóa cụ thể hơn trong những địa danh, trong cách bộc lộ cảm xúc của người chinh phụ.

- Phép đối “ngoảnh lại – trông sang” cùng với những từ ngữ mang tính chất tiếp diễn như “còn, hãy” vừa bộc lộ được tình cảm nhớ nhung, luyến tiếc vừa nhấn mạnh được khoảng cách đằng đẵng của hai người. Người chồng ra đi đến nơi binh lửa nhưng không kìm được lòng ngoái lại người vợ thao thức chờ mong bởi chưa biết có hẹn được ngày trở về hay không. Người vợ ở lại vẫn trông sang như luyến tiếc, vẫn muốn níu giữ dù không thể.

Hai vùng đất Tiêu Tương và Hàm Dương có khoảng cách xa xôi muôn trùng chính là ẩn dụ cho khoảng cách ly biệt của hai người. Với cách sử dụng điệp từ kết hợp với địa danh, tác giả nhấn mạnh rất rõ tâm trạng buồn thương nổi bật giữa không gian cách trở người đi kẻ ở.


Câu 4. Tâm trạng trong khổ cuối

Đoạn cuối cùng cũng là lúc tâm trạng được đẩy lên đến đỉnh điểm, cực độ. Lúc này, bóng dáng của người thương đã hoàn toàn mất hút, khoảng cách không gian đã chiến thắng. Cả người đi kẻ ở đều cùng lưu luyến, đều chẳng đành lòng, đều “cùng ngoảnh lái” để níu giữ hình bóng nửa kia nhưng cuối cùng thì lại đều “cùng chẳng thấy”. Khoảng cách giữa hai người là những ngàn dâu xanh biếc, hay nói cụ thể hơn là khoảng cách của sông dài núi sâu, khoảng cách của sinh tử, sống chết. Không gian “ngàn dâu” với sắc xanh bao trùm ấy gợi lên trước mắt người đọc sự dài đằng đặng nhưng đầy buồn thương, tẻ nhạt. Qua đó càng nhấn mạnh nỗi sầu thương buồn tủi của những cặp vợ chồng trong thời chiến loạn xưa.


Câu 5. Thủ pháp điệp

- Điệp ngữ được sử dụng:

+ Tiêu Tương – Hàm Dương

+ cùng – cùng

+ ngàn dâu – ngàn dâu

+ xanh xanh – xanh ngắt

+ chàng – thiếp.

- Tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ

+ Nhấn mạnh được khoảng cách

+ Thể hiện tâm trạng sầu buồn, não nề


Câu 6. Đánh giá cảm xúc, ngôn ngữ

- Cảm xúc: Chủ yếu cảm xúc bài thơ là nỗi đau, nỗi sầu thương của người phụ nữ lúc tiễn biệt chồng đi lính. Nỗi đau ấy chưa bao giờ vơi đi mà càng phát triển theo những cung bậc bi thương hơn.

- Ngôn ngữ: sử dụng nhiều điển tích, giọng điệu buổn và trầm lắng.


Soạn bài Sau phút chia li Luyện tập


Câu 1. Phân tích sắc xanh

a+b. Chỉ và phân tích

Mây biếc, núi xanh: sắc “biếc” của mây cũng là một dạng trạng thái của sắc xanh. Màu xanh được khắc họa gắn với các đối tượng chân xác và cụ thể. Không gian núi rừng và mây trời vừa rộng lại có sự xa cách với nhau nên nỗi cách trở được xác định khá rõ ràng.

“xanh xanh, xanh ngắt”: là hai tính từ chứa sắc xanh dùng để miêu tả “ngàn dâu”. Tuy vẫn là màu xanh nhưng sắc thái miêu tả lại khá mơ hồ, không gian không định tính cụ thể và khá dàn trải và mênh mông đến tận cùng.

c. Tác dụng của sắc xanh:

Sắc xanh mở ra trước mắt người đọc không gian mênh mông trùng điệp, tuy rộng nhưng vô cùng đìu hiu, lạnh lẽo khiến cho nỗi đâu ly biệt càng thấm đượm, khắc khoải hơn.

Soạn bài: Sau phút chia li (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Sau phút chia li:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác