logo

Soạn bài: Quan hệ từ (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Quan hệ từ chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ


Câu 1. Các quan hệ từ có trong các câu là:

a. của

b. như

c. Bởi … và … nên

d. nhưng


Câu 2. Mối liên hệ

Câu

Liên kết các câu hoặc từ ngữ

Ý nghĩa quan hệ

a

đồ chơi – chúng tôi

sở hữu

b

người – hoa

so sánh

c

ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực – chóng lớn

nguyên nhân – kết quả

ăn uống điều độ - làm việc có chừng mực

liên hợp

d

Mẹ thường … và hôm nay …

đối nghịch


II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ


Câu 1. Xác định các trường hợp bắt buộc có/không cần quan hệ từ

- Không bắt buộc có quan hệ từ: a, c, e, i

- Bắt buộc có quan hệ từ: d, g, h


Câu 2. Tìm quan hệ từ

- Nếu … thì (1)

- Vì … nên (2)

- Tuy … nhưng (3)

- Hễ … thì (4)

- Sở dĩ … là bởi (5)


Câu 3. Đặt câu

(1): Nếu cậu ăn kem thì sẽ bị viêm họng

(2): Vì cô ấy không có bằng chứng ngoại phạm nên sẽ bị đưa vào diện tình nghi

(3): Tuy sinh ra trong nghịch cảnh nhưng Nguyễn Ngọc Kí chưa bao giờ chùn bước trước số phận

(4): Hễ thấy món ăn quê hương thì anh ấy sẽ nhớ về mẹ

(5): Sỡ dĩ cậu ấy từ chối lời mời đi chơi là bởi cậu ấy sắp có kì thi quan trọng.


III. LUYỆN TẬP


Câu 1. Tìm quan hệ từ

Đoạn đầu của tác phẩm “Cổng trường mở ra” chứa các quan hệ từ: Của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.


Câu 2. Điền quan hệ từ

Với – và – với – với – nếu – thì – và


Câu 3. Chọn câu đúng/sai

Câu sai: a, c, e và h

Câu đúng: k và l.

Tuy nhiên, để tránh tính chất nặng nề thì câu (l) nên bỏ từ “cho”


Câu 4. Viết đoạn văn chứa quan hệ từ

Từ nhỏ, em đã có sở thích vẽ. Tuy rất bận việc học văn hóa trên trường nhưng bất cứ lúc nào có thời gian rảnh, em đều ngồi vẽ. Vì thấy em có đam mê như vậy nên bố mẹ em đã đăng kí một lớp học vẽ tại trường năng khiếu để em có thể phát triển khả năng của mình. Em đã chăm chỉ học tập để không phụ lòng của bố mẹ và thầy giáo mỹ thuật của mình.


Câu 5. Phân biệt

Tuy có cùng ý và cách sử dụng quan hệ từ nhưng sắc thái biểu cảm lại khác.

Câu 1: mang tính khen ngợi, đặt tính từ “gầy” có ý chê lên trước để làm nổi bật tính từ có ý khen lên sau “khỏe”

Câu 2: mang tính chê, đặt tính từ có ý chê ở sau khiến cho sắc thái câu mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác