logo

Soạn bài: Quan Âm Thị Kính (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Quan Âm Thị Kính siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh không phải chuyên Văn tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài Quan Âm Thị Kính | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Bố cục đoạn trích

Phần 1: từ đầu đến … “thiếp xén tày một mực” => Miêu tả cảnh Thị Kính xén râu mọc ngược cho chồng

Phần 2: Tiếp đến … “về cùng cha con” => Thiện Sĩ hoảng hốt, la làng lên => cả gia đình Thiện Sĩ bắt đầu gieo vào tai Thị Kính những lời khó nghe, mawcuj cho Thị Kính có giải thích. Thương con, xót con, bị vu oan, Mãng Ông quyết đưa Thị Kính về.

Phần 3: Còn lại: Thị Kính quyết định từ biệt cha mẹ, trá hình nam tử bước đi tu hành.


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 

Vở chèo Quan Âm Thị Kính được chia làm 3 phần

- Án giết chồng: Trong một đêm, khi hai vợ chồng Thị Kính và Thiện Sĩ đang ngồi với nhau, chồng đọc sách, vợ khâu vá. Trong lúc chồng ngủ quên, Thị Kính chợt thấy một chiếc râu mọc ngược, bèn layas dao định xén cho chồng, nhưng không ngờ, Thiện sĩ bất chợt tỉnh dậy và kêu là lên. Cả gia đình Thiện Sĩ, Sùng Ông, Sùng bà đều vu oan cho Thị Kính là định giết chồng. Không thể giải oan cho mình, Thị Kính cùng cha mình trở về nhà, do cảm thấy buồn tủi, oan ức, và thương cha mẹ, Thị Kính quyết định trá hình nam tử đi tu hành

- Án Hoang thai: Sau khi lên chùa, Thị Kính lấy tên là Kính Tâm, không may, bị cô Màu (Có tiếng lẳng lơ) để mắt tới. Cô Màu có Thai với một nguwoif khác, nhưng do không thể vu cho ai, nên Màu vu ngay cho Kính Tâm. Kính Tâm bị vu oan và bị đuổi ra khỏi chùa.

- Oan tình được giải – Thị Kính lên tòa sen: Sau khi Thị Màu đẻ con, đã mang con lên bắt vạ Kính Tâm. Trong suốt 3 năm, Kính tâm ròng rã xin sữa cho con đến kiệt sức và chết. Lúc bấy giờ, người ta mới biết, Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng “hóa” được lên tòa sen , trở thành Phật Bà Quan Âm.

Câu 2 

Đọc kĩ văn bản, kết hợp với phần chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.

Câu 3

Trong đoạn trích có 5 nhân vật : Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng Ông, Sùng bà, Mãng Ông. Trong đó hai nhân vật tạo nên xung đột của vở kịch là Thị Kính và Sùng bà

- Sùng bà: đại diện cho kiểu nhân vật: ác, có quyền thế, vô lí, và chính là đại diện cho giai cấp thống trị thời phong kiến

- Thị Kính: là nữ chính trong vở chèo, đại diện cho những người thường dân, thấp cổ bé họng, bị bóc lột trong xã hội cũ

Câu 4 

Khung cảnh đầu vở kịch được mở ra với hình ảnh của một bgia đình yên ấm, hạnh phúc, chồng đọc sách, vợ ngồi may vá, vợ chăm lo cho chồng, quạt cho chồng ngủ => Đó là những hình ảnh tiêu biểu của một gia đình hạnh phúc thời phong kiến.

- Qua những cử chỉ, lời nói của Thị Kính => Thể hiện sự quan tâm, chu đáo, chăm sóc cho chồng và hết mực yêu chồng. Hành động mà nàng làm cũng là nghĩ cho chồng “sao cho chồng đẹp”.

Câu 5 

Những hành động và lời nói của Sùng bà đối với Thị Kính

- Lời nói:

+ nói Thị Kính là “con mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à”

+nói Thị Kính là “mèo mả gà đồng”

+ “thôi câm đi”

+”giải kiếp, giải kiếp” “cả gan, cả gan”

+ “Chém bổ băm vằm xả xích mặt” / “gái say chai lập chí giết chồng”

+ “phi mặt gái trơ như mặt thớt”

+ “này con kia , tam tòng tứ đức nhà mày để đâu hử”

+ “Con gái nỏ mồm thì về với cha, biết không?”

+”mày là con nhà cua ốc”

- Hành động:

+ Dúi đầu Thị Kính ngã xuống

+Dúi tay Thị Kính ngã khụy xuống đất khi nàng cố theo để giải thích

=> Sùng bà: một nhân vật thể hiện sự cay độc, độc quyền của những người có quyền thế, đối xử thậm tệ, khinh bỉ so sánh những nguwoif thường dân, đặc biệt là Thị Kính

Câu 6

Trong đoạn trích, chúng ta thấy Thị Kính có 5 lần kêu oan:

- 4 lần kêu oan với mẹ chồng và chồng

- 1 lần kêu oan với cha

Và chỉ đến khi lời kêu oan với cha, thì lúc đó, Thị Kính mới nhận được sự cảm thồng và thấu hiểu.

=>Lời cảm thông đó, là tình cảm thiêng liêng của nguwoif cha dành cho con gái. Như bất cứ người cha, người mẹ nào cũng đều hết mực yêu thương con gái, việc Mãng ông dắt Thị Kính về, như chọn một lối giải thoát cho con mình

Câu 7

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng Bà đã có những hành động tàn ác

- Lừa Mãng ông snag ăn cữ cháu, rồi sau đó, cố tình làm nhục hai cha con tại nhà mình

- Nói những lời kích bát, để Sùng Ông quay ra dúi ngã Mãng ông, với thái độ khinh thường, cự tuyệt quan hệ thông gia

=> Hai cha con Thị Kính ôm nhau khóc, chịu nỗi oan không thể giải thích

- Chi tiết Mãng Ông bị dúi ngã, làm cho Thị Kính càng cảm thấy đau lòng, chịu nỗi oan giết chồng, giờ lại chứng kiên cảnh cha già bị khinh thường, bị sỉ nhục => Từ đây, tâm trạng Thị Kính đạt lên đỉnh điểm.

Câu 8

Tâm trạng Thị Kính trước khi bị đuổi khỏi nhà :

- Bước đi – thở than – quay lại nhìn kỉ sách – thúng khâu – cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay

- Hát sử rầu: Thương ôi … run rủi

=> Thể hiện sự tiếc nuối, về những tháng ngày hạnh phúc, đầm ấm của cuộc sống vợ chồng, nay lại trong tình trạng gối lẻ, cô đơn.

=> Nghĩ sau khi về nhà, liệu có tránh được những lời mỉa mai => quyết tâm tìm đến nơi phật cao để thoát khỏi những bế tắc, uất ức, nhưng đó chỉ là lối thoát tạm thời cho một tâm hồn bị tan vỡ. Bởi trong xã hội phong kiến, những người thấp cổ bé họng, sẽ chẳng bao giờ có tiếng nói, có giá trị trong xã hội.


Luyện tập

1. Tóm tắt đoạn trích

Đoạn trích tập trung vào nỗi oan của Thị Kính. Một đêm, Thiện Sĩ đọc sách, Thị Kính ngồi cạnh khâu vá, trong lúc chồng thiu thiu ngủ, Thị Kính bền thấy chồng có một sợi râu mọc ngược. Vì muốn làm đẹp cho chồng, chăm lo cho chồng, nên Thị Kính định lấy dao xén sợi râu đó đi. Nhưng, Thiện Sĩ bất chợt tỉnh giấc, thấy vậy liền kêu la lên. SÙng ông, Sùng  bà chạy ra, nghe Thiện sĩ kể lại, bèn vu cho Thị Kính là âm mưu giết chồng. Sùng Bà liên tục chuốc những lời nói đay nghiến, nhục mạ vào mặt Thị Kính, sau đó lừa SÙng Ông gọi Mãng Ông sang. Khi Mãng Ông sang, cả SÙng Ông, Sùng bà chỉ trích, khinh bỉ người cha gia của Thị Kính. Hai cha con oan ức, ôm nhau khóc và dắt nahu trở về nhà. Do sự oan ức tột cùng, Thị Kính quyết định tra hình nam tử đi tu hành, nhằm giải thoát cho cuộc đời mình, lánh xa những lời xỉa xói, mỉa mai.

2. Chủ đề đoạn trích: ca ngợi vẻ đẹp và tấm lòng chân thành nhưng bị đè nén, áp bức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Thành ngữ “oan Thị Kính” có nghĩa là nỗi oan không thể giãi bày, oan ức tột cùng.

Nhận xét – ý nghĩa

Đoạn trích đã cho chúng ta thấy những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng phải chịu nhiều oan ức, bế tắc, và bị nhục mạ trong xã hội của giai cấp thống trị. Qua đó, chúng ta cũng thấy được những giá trị hiện thực sâu sắc trong tác phẩm, đó là những xung đột gia đình, những tấn bi kịch trong hôn nhân của xã hội phong kiến cũ.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác