logo

Soạn bài: Quan Âm Thị Kính (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Quan Âm Thị Kính ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 7 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Soạn bài: Quan Âm Thị Kính


Khái quát tác phẩm

Tóm tắt 1

Soạn văn lớp 7: Quan Âm Thị Kính | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai

Tóm tắt 2

Thị Kính là vợ Thiện Sĩ. Một hôm chồng đang học bài rồi ngủ gật, nàng thấy chồng có râu mọc ngược định lấy dao khâu xén đi nhưng lại bị cho là toan giết chồng. Nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng trong oan  ức và tủi nhục. Cảm thấy không còn mặt mũi đối diện với mọi người, nàng giả dạng nam nhi vào chùa tu. Tại chùa nàng bị Thị Mầu vu oan là người đã khiến Thị Mầu có chửa. Sau Thị Mầu sinh con và để Thị Kính nuôi. Thị Kính phải đi khắp nơi xin sữa nuôi con và sau đó được hóa thành Quan Âm. Trước khi hóa nàng để lại thư cho đứa trẻ, lúc đó mọi người mới sáng rõ tấm lòng bao dung của Thị Kính.


Đọc - Hiểu tác phẩm

Câu 3 (trang 120 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Thị Kính, Mãng ông- Hai nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng bà và Thị Kính

- Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, những người độc đoán, tàn nhẫn, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến; Thị Kính thuộc nhân vật nữ chính, đại diện cho phụ nữ đức hạnh, nết na.

Câu 4 (trang 120 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Khung cảnh đầu đọan trích là cảnh ấm cúng yên bình của một gia đình khi chồng chăm chỉ học bài còn vợ miệt mài khâu vá

- Qua lời nói và cử chỉ ở đây có thể thấy Thị Kính là người phụ nữ dịu dàng ân cần và dành tình cảm chân thành cho chồng, thương lo cho chồng

Câu 5 (trang 120 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Liệt kê và nêu nhận xét ngôn ngữ , hành động của Sùng bà với Thị Kính:

- Hành động của Sùng bà thô bạo tàn nhẫn: dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính ngửa mặt lên, không cho Thị Kính giải thích, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khụy xuống

- Ngôn ngữ của Sùng bà toàn là những lời cay độc, mắng nhiếc xem thường Thị Kính, không cho Thị Kính được phân bua cho nỗi oan của mình và khi nói về chính mình thì bà luôn đề cao giá trị của mình:     

+ Giống nhà bà đây giống phượng giống công/ Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ   

+ Nhà bà đây cao môn lệch tộc/ Mày là con nhà cua ốc   

+ Trứng rồng lại nở ra rồng/ Liu điu lại nở ra dòng liu điu→ Lời nó của bộc lộ một sự xem thường đối với xuất thân của Thị Kính và đó cũng chính là nguyên nhân khiến bà luôn ghét bỏ và cay độc với Thị Kính.

Câu 6 (trang 120 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Trong đoạn trích này Thị Kính kêu oan 5 lần- Trong đó bốn lần kêu oan ướng về mẹ chồng và chồng nhưng đều vô ích:   

+ Giời ơi! Mẹ ơi oan cho con lắm mẹ ơi!   

+ Oan cho con lắm mẹ ơi!   

+ Oan cho thiếp lắm chàng ơi!   

+ Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!

- Lần thứ 5 nàng kêu oan với cha đẻ thì nhận được sự cảm thông nhưng đó là sự cảm thông trong đau khổ và bất lực, Thị Kính vẫn bị đuổi ra khỏi nhà chồng

Câu 7 (trang 120 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng ông Sùng bà còn làm một diều tàn ác là: gọi Mãng Ông sang nói là ăn cữ cháu nhưng thực chất là để đuổi Thị Kính về lại nhà mẹ đẻ, thậm chí Sùng ông Sùng bà còn có hành động lỗ mãng như mắng nhiếc, đẩy ngã Mãng Ông...

- Xung đột kịch tập trung cao nhất từ khi Sùng ông Sùng bà gọi Mãng ông sang,  vì tại phân đoạn này có nhiều tình tiết mang nhiều ý nghĩa :   

+ Trên sân khấu chỉ còn hai cha con lẻ loi   

+ Nỗi đau của Thị Kính được nâng lên đỉnh điểm: gia đình chồng nghi oan ruồng bỏ hạnh phúc tan vỡ, cha bị coi thường khinh bỉ   

+ Hai cha con ôm nhau khóc oan ức và bất lựcCâu 8 (trang 120 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:   

+ Đau khổ khi hạnh phúc tan vỡ một cách oan ức   

+ Ê chề tủi nhục, không biết đi về đâu

- Việc Thị Kính trá hình nam tử đi tu hành có ý nghĩa tạo ra một lối thoát cho nhân vật

- Nhưng đây không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ vì kể cả khi đi tu hành thì nàng vẫn canh cánh trong lòng một nỗi oan chỉ có thể trông chờ nhật nguyệt làm sáng tỏ, hơn nữa nàng còn phải sống trong dạng nam nhi, không được là chính mình. 


Luyện tập

Bài 1 (trang 121 Ngữ Văn 7 Tập 2): 

Chồng Thị Kính là Thiện Sĩ đang ôn bài thì thiu thiu ngủ gật. Thị Kính ngồi khâu vá bên cạnh nhìn sang thấy chồng có chiếc râu mọc ngược nên định lấy dao khâu cắt đi. Nhưng bỗng nhiên chồng nàng tỉnh dậy và nghĩ rằng nàng định giết chồng nên hô hoán cha mẹ. Mẹ chồng Thị Kính chạy vào chưa rõ đầu đuôi câu chuyện cũng không để nàng phân minh, một mực khăng khăng nàng say hoa đắm nguyệt giết chồng để theo trai và đuổi nàng về nhà mẹ đẻ. Thị Kính cảm thấy tủi nhục không còn mặt mũi nào trở về nhà nên trên đường về cùng cha nàng xin cha được giả dạng nam nhi và vào chùa tu hành.

Bài 2 (trang 121 Ngữ Văn 7 Tập 2): 

- Chủ đề của đoạn trích:

+ Cho thấy vẻ đẹp nhân cách của Thị Kính cũng là nỗi khổ của không ít người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

+ Khắc họa sự phân biệt giai cấp, phân biệt đối xử trong xã hội phong kiến, những xung đột trong cuộc sống gia đình

- “Oan Thị Kính” là nỗi oan lớn, nỗi ấm ức nhưng lại bất lực không thể giải oan được cho mình.

Soạn văn lớp 7: Quan Âm Thị Kính | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021