logo

Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy


Soạn bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (siêu ngắn)

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Dấu chấm lửng

1. Dấu chấm lửng dùng để

a. Dấu chấm lửng, được hiểu là còn nhiều tên của các nhân vật tương tự, có vị trí và tài năng như các tên đã liệt kê trước đó.

b. Thể trạng thái, lời nói ngắt quãng của nhân vật -> sự gấp gáp, nghiêm tọng của vấn đề.

c. Đặt dấu chấm lửng ở đó, để nhấn mạnh nội dung phía sau được nói đến

2. Công dụng của dấu chấm lửng:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

- Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất            ngờ, hài hước.


II. Dấu chấm phẩy

1. Vai trò của dấu chấm phẩy

a. Câu văn là một câu ghép phức tạp, do đó, dùng dấu chấm phẩy để tách 2 vế của câu => câu này có thể thay dầu chấm phẩy bằng dấu phẩy

b. Dấu chấm phẩy ngăn cách các bộ phận trong đoạn văn có sử dụng phép liệt kê dài và phức tạp => đoạn này không thay thế dấu được, nếu thay bằng dấu phẩy thì không phân cấp được các bộ phận của câu

2. Công dụng của dấu chấm phẩy

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.


III. Luyện tập

Bài 1:

a. Dấu chấm lửng, dùng để thể hiện sắc thái nhân vật, sợ hãi, ngắt quãng

b. Thể hiện cách nói ngắt quãng, không tiện nói ra trong ngữ cảnh đó

c. Thể hiện sự liệt kê các sự vật, sự việc khác tương tự

Bài 2:

a. Dấu chấm phấy để tách hai vế của một câu ghép

b. Phân biệt các bộ phận của câu ghép, các nội dung khác nhau được nói đến

c. Tách hai vế câu, giữ câu và thành phần của câu (phần phụ ngữ)

Bài 3:

Nhắc đến Huế, cái tên của cố đô phồn thịnh của nước ta trước đó, chúng ta không chỉ biết đến với những đặc trưng của xứ Huế như danh lam thắng cảnh, những tà áo tím mộng mơ, giọng nói ngọt ngào, trìu mến của con người Huế Xứ Huế mà còn tự hào và trân trọng về văn hóa đặc sắc “ca Huế trên sông Hương”. Ca Huế là một hình thức diễn xướng văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa và con người Huế; những người biểu diễn ca Huế là những nam thanh, nữ tú, những nghệ nhân dân gian gắn liền với xứ Huế mộng mơ và hiểu rõ và các nhịp điệu, thanh sắc của ca Huế. Những người nghệ biểu diễn ca Huế thật điêu luyện, tài tình trên những nhạc cụ nào mổ, vả, ngón bấm,… nhịp nhàng và điêu luyện. Hơn thế nữa, thưởng thức ca Huế cũng là một thú vui tao nhã; ngồi trên con thuyền xuôi ngược nhẹ nhàng trên sông Hương, lắng nghe âm điệu nhẹ nhàng, lắng đọng, trầm bổng,… trong lòng cũng cảm thấy dạt dào cảm xúc hạnh phúc, bâng khuâng, thư thái,…

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác