1 + 2
a. Văn bản đề nghị được viết nhằm mục đích bày tỏ những mong muốn chính đáng của cá nhân, tổ chức mong nhận được giúp đỡ, xem xét
b. Những yêu cầu của văn bản đề nghị
- Nội dung: Cần trình bày rõ tên tuổi, gửi ai? Đề nghị điều gì?
- Hình thức: trình bày theo khuôn mẫu đúng quy định gồm các phần, các mục => trình bày rõ ràng, trang trọng, đúng mục đích
c. Một số tình huống cần viết giấy đề nghị là
- Đề nghị bổ sung các thiết bị học tập
- Đề nghị sửa chữa cơ sở vật chất trong lớp học
- Đề nghị miễn giảm học phí
- Đề nghị tổ chức các hoạt động ngoại khóa
3.
Tình huống cần viết giấy đề nghị: a,b,c.
1. Tìm hiểu cách làm văn bản nghị luận
a. Hai văn bản đề nghị trên được trình bảy theo thứ tự là : người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích đề nghị
- Khác nhau: khác nhau về nội dung đề nghị
- Điều quan trọng trong hai văn bản đề nghị trên là : đề nghị điều gi, và đề nghị để làm gì?
b. Cách làm một văn bản đề nghị: cần xác định được điều mình mong muốn đề nghị là gì, đề nghị để làm gì.
2. Dàn mục của một văn bản đề nghị
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng.
- Tên văn bản
- Nơi nhận đề nghị.
- Người (tổ chức) đề nghị.
- Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị với nơi nhận.
- Kí tên
3. Lưu ý:
- Tên văn bản viết in hoa, khổ chữ to.
- Các mục trong văn bản :
+ Khoảng cách các phần 2-3 dòng.
+ Không viết sát lề giấy.
+ Không để những khoảng trống quá lớn.
- Đầy đủ, rõ ràng.
Bài 1: So với cách làm đơn ở lớp 6, văn bản đề nghị có những điểm giống và khác là
- Giống nhau: Đều xuất phát từ nhu cầu chính đáng của cá nhân
- Khác nhau:
a. Nguyện vọng của bản thân, mang tính cấp thiết hơn
b. Nhu cầu của một tập thể, cần được xem xét, giải quyết và cần có thới gian
Bài 2: Một số lỗi thường mắc trong viết văn bản đề nghị là : mục đích chưa rõ ràng, cách viết dài dòng.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2