logo

Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (siêu ngắn)


Soạn bài: Phương pháp thuyết minh


I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Quan sát học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a) Các văn bản ấy cũng cấp các tri thức khoa học và tri thức trong đời sống thực tế

b) Để có được các tri thức đó cần phải có sự quan sát, nắm bắt thông tin, học tập, tích lũy, nghiên cứu và tìm hiểu sách báo.

Quan sát trong thực tế để xem xét những đặc trưng tiêu biểu bên ngoài của sự vật, hiện tượng

Học tập, đọc sách, nghiên cứu, tích lũy để có được những tri thức chính xác nhất về sự vật, đặc biệt là các đặc điểm tiêu biểu, tính chất  bên trong của sự vật, hiện tượng.

c) Trong bài văn thuyết minh, không thể có được các tri thức từ tưởng tượng hay suy luận.

2. Phương pháp thuyết minh

a) Trong các văn bản trên, ta thường gặp từ " là"; Sau từ " là" là nội dung thể hiện được định nghĩa.

Loại câu văn định nghĩa và giải thích trong văn bản thuyết minh nhằm chỉ ra những đặc điểm, công dụng riêng và đặc trưng nhất của sự vật, hiện tượng hay vấn đề cần thuyết minh.

b) Tác dụng của phương pháp liệt kê: làm cho các vấn đề khái quát hay trừu tượng trở nên cụ thể, chi tiết hơn, tính chất của sự vật được thể hiện đầy đủ, chính xác hơn.

c) Ví dụ: " Người ta cấm thuốc lá.....phạt 500 đô la".

Tác dụng: giúp người lĩnh hội có thể liên hệ thực tế, thấy được thực tế để hiểu vấn đề sâu sắc hơn.

d) Nếu không có các số liệu vừa cụ thể vừa khoa học như trên, không thể làm rõ về vai trò của cỏ trong thành phố

e) Biện pháp so sánh giúp người đọc nắm bắt thông tin rõ hơn, họ cảm nhận được chính xác về đặc điểm của sự vật thông qua các sự vật khác.

g) Bài Huế đã trình bày theo nhiều phương diện:

+ Cảnh sắc

+ Công trình kiến trúc

+ Món ăn

+ Sức đấu tranh bền bỉ, kiên cường nơi đây


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Bài viết tìm hiểu tri thức khoa học qua nghiên cứu và trí thức thực tế qua sự quan sát, tích lũy thực tiễn trong đời sống xã hội

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Các phương pháp được sử dụng trong bài là:

+ Phương pháp đối chiếu, so sánh

+ Phương pháp nêu số liệu

+ Phương pháp phân tích

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức chính xác, cụ thể.

Phương pháp được dùng:

+ Đưa ra các số liệu

+ Liệt kê các sự kiện, kết quả tiêu biểu

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Bạn đã phân rất hợp lý.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác