logo

Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá (siêu ngắn)

Ngoài các bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi sẽ giới thiệu đến các bạn bản Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 8 này sẽ giúp ích các bạn trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học. 


 Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá siêu ngắn gọn


TÓM TẮT

Bản tóm tắt 1


Soạn bài: Ôn dịch, thuốc lá (siêu ngắn) | Soạn văn 8 siêu ngắn - TopLoigiai

Bản tóm tắt 2:

Thuốc lá là thứ ôn dịch đe dọa đến cả  sức khỏe và tính mạng của con người. Nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS bởi nhiều chất độc hại mà cúng chứa. cả người hút và người bên cạnh đều bị ô nhiễm bởi thứ khói thuốc này. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội như trộm cắp,…Mọi người cần phải chung tay để chống nạn dịch này.


BỐ CỤC:

- Phần 1 (từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS): Nêu lên nạn dịch hút thuốc

- Phần 2 (tiếp … con đường phạm pháp): Những nguy hiểm mà thuốc lá gây ra

- Phần 3 (còn lại): Kêu gọi hành động chống đại dịch thuốc lá


HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dấu phẩy được đặt giữa hai từ " ôn dịch" và " thuốc lá" để nhấn mạnh sắc thái ghê tởm, kinh sợ, căm tức về nạn thuốc lá như một thứ ôn dịch gây nguy hiểm đến sức khoẻ và đời sống con người. Tên nhân đè như một tiếng chửi đầy căm phẫn đối với nạn thuốc lá.

Không nên thay đổi tên đó thành Ôn dịch thuốc lá hay Thuốc lá là một loại ôn dịch bởi làm giảm đi sắc thái mà nhân đề, bài viết muốn hướng tới.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Khi phân tích tác hại của thuốc, tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo, vì:

+ Cho người đọc thấy được tác hại của thuốc lá như giặc, nó gặm nhấm, tấn công loài người như sự đánh phá của quân giặc

+ Nhấn mạnh đến sự nguy hiểm cả thuốc lá đang đe dọa sự sống con người

+  Tạo nên ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghệ

Tác dụng: giúp cho bài lập luận trở nên thuyết phục hơn bởi lý lẽ đưa ra.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Tác giả đặt giả định : " Có người bảo: Tôi hút tôi bị bệnh mặc tôi":

+ Đó là lời mà những người hay hút đưa ra để chống chế cho sai lầm của mình

+ Làm cơ sở để các câu văn sau bác bỏ rằng đó là ý kiến sai lầm bởi khi hút thuốc sẽ gây tác hại lớn đến cả những người không hút thuốc

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Đưa ra số liệu để so sánh nhằm khẳng định:

+ Nước ta tỷ lệ hút thuốc lá là rất lớn mặc dù kinh tế nghèo hơn các nước khác rất nhiều

+ Những nước khác đã đưa ra các chiến dịch, biện pháp chống và ngăn chặn việc hút thuốc lá quyết liệt hơn ta

Tác dụng:

+ Thể hiện được tính đúng đắn, thuyết phục của các lý lẽ đã nêu

+ Làm cơ sở thuận lợi và vững chắc để đi tới kiến nghị cuối cùng: " Đã đến lục mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này"

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác