logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (chi tiết)


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (chi tiết)


I, Ngôn ngữ sinh hoạt

1, Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt

- “Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống.”

2, Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- “Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.”

3, Luyện tập

a. Nội dung 2 câu ca dao:

-  “Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

⇒ Câu ca dao khuyên chúng ta hãy dùng những lời hay, lẽ phải để đối đáp với nhau trong cuộc sống, dùng ngôn từ phù hợp với từng hoàn cảnh bởi mỗi lời ta nói ra là do ta quyết định, nó hoàn toàn miễn phí chính vì thế hãy lựa lời để nói với nhau.

- “Vàng thì thử lửa thử than,

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”

⇒ Đặc điểm để nhận biết vàng thật hay không thì ta hãy thử qua lửa, qua than, muốn biết chuông có giá trị hay không thì phải thử tiếng âm thanh của chuông phát ra, còn nếu muốn biết tâm hồn, bản chất con người thì thì hãy đánh giá qua cách họ giao tiếp.

b. Trong đoạn trích, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện dưới dạng nói (lời thoại của ông Năm Hên)

Lời nói của ông Năm Hên có những đặc điểm:

+ Câu hỏi tu từ vừa hỏi và cũng để khẳng định sấu không rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt

+ Nhân vật dùng nhiều từ ngữ chỉ địa danh cụ thể như Rạch Giá, Cà Mau, Rạch Cà Bơ He cùng với từ ngữ mang đậm đặc trưng Nam bộ như phú quới, ngặt,..

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác