logo

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (chi tiết)


Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (chi tiết)

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* So sánh văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm:

- Giống nhau:

+ Là hai thành phần chủ yếu của văn học Việt Nam thời trung đại

+ Tiếp thu một số thể loại từ văn học Trung Quốc

- Khác nhau:

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm

+ Sáng tác bằng chữ Hán

+ Gồm cả thơ và văn xuôi

 

+ Chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc như chiếu, hịch cáo, truyện truyền kì, kí sự,…

+ Sáng tác bằng chữ Nôm

+ Chủ yếu là thơ, ít tác phẩm văn xuôi

+ Một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật. Còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả tác phẩm

Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng

Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: văn chính luận, văn xuôi viết về lịch sử văn hóa, thơ phú

+ Vận nước – Pháp Thuận

+ Thiên đô chiếu – Lí Công Uẩn

+ Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

+ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

Phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến

+ Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú: văn chính luận, văn xuôi tự sự

+ Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc: thơ Đường luật, Đường luật xen lục ngôn; khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát, diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát và song thất lục bát

+ Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi

+ Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ

+ Hồng Đức quốc âm thi tập – Lê Thánh Tông

+ Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải

Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX

Tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ.

Phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm

+ Thơ Hồ Xuân Hương

+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan

+ Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái

+ Truyện Kiều – Nguyễn Du

Nửa cuối thế kỉ XIX

Phong phú, mang âm hưởng bi tráng

Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chữ Hán, Nôm vẫn là chủ yếu

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

+ Thơ Nguyễn Khuyến – Tú Xương

+ Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi – Trương Vĩnh Kí

Câu 3 (trang 112 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Một số tác phẩm văn học:

- Chủ nghĩa yêu nước: Sông núi nước Nam, Đại cáo bình Ngô, Hịch tướng sĩ, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…

- Chủ nghĩa nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, Bánh trôi nước, chùm thơ Tự tình, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga,..

- Cảm hứng thế sự: Vũ trung tùy bút,…

Câu 4 (trang 112 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

* Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nghệ thuật sau:

- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài

* Cách đọc văn học trung đại có điểm khác so với cách đọc văn học hiện đại:

- Đặt mình vào câu chuyện, nhân vật để thấu hiểu nội dung hơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác