logo

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt (chi tiết)


Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt (chi tiết)

Câu 1 (trang 138 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a. Khái niệm:

Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (viết hoặc nói) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về hành động, về tình cảm …

b. Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.

c. Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình:

- Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)

- Lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện)

Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.

Câu 2 (trang 138 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

So sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

- Là ngôn ngữ biểu hiện bằng âm thanh, được dùng trong giao tiếp trực tiếp giữa người nói và người nghe.

- Dùng trong giao tiếp hàng ngày

- ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ

- Từ ngữ sử dụng đa dạng: từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen

- Dùng nhiều câu có yếu tố dư thừa, rườm rà hoặc những câu ngắn gọn, câu tỉnh lược.

Ngôn ngữ viết

- Là ngôn ngữ thể hiện bằng chữ viết trong văn bản, thực hiện trong giao tiếp gián tiếp.

- Người đọc và người viết đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản.

 - Sử dụng được ở không gian rộng và thời gian dài.

- Hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, sơ đồ,các bảng biểu,…

- Từ ngữ được lựa chọn, thay thế nên đạt tính chính xác

- Sử dụng từ ngữ hợp với từng phong cách

- Tránh dùng khẩu ngữ, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục,...

- Dùng nhiều câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.

Câu 3 (trang 138 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

*)  Các đặc điểm của văn bản:

- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.

- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản)

+ Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.

*)  Phân tích các đặc điểm của văn bản qua lời tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương)

- Văn bản tập trung thể hiện chủ đề: vấn đề bảo tồn di sản văn học

- Chủ đề được triển khai 1 cách lôgic với những luận điểm luận cứ rõ ràng, mạch lạc:

+ Đưa ra nguyên nhân khiến sác tác thơ văn không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau (nguyên nhân chủ quan + khách quan)

+ Vì thơ văn bị mai một, mất mát nên cần thu thập và bảo tồn di sản văn học.

- Văn bản thống nhất về nội dung: đưa ra 4 lí do làm thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Là con người có lòng yêu nước, yêu thơ văn, tự hào với nền văn học của dân tộc, tác giả cảm thấy xót xa khi chứng kiến tình trạng văn thơ ngày 1 mai một nên đã đứng ra gánh vác trách nhiệm thu thập, lưu trữ, bảo tồn thơ văn của các tiền nhân để truyền lại cho con cháu sau này.

- Mục đích giao tiếp của văn bản: chú trọng đề cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn học

- Sơ đồ phân loại

Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt (chi tiết) | Soạn văn 10 hay nhất

Câu 4 (trang 139 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cụ thể

- Tính cảm xúc

- Tính cá thể

- Tính hình tượng

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể hóa

Câu 5 (trang 139 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

a. Trình bày khái quát về:

- Nguồn gốc của Tiếng Việt: Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt). Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt: Họ ngôn ngữ Nam Á phân chia thành một số dòng, trong đó còn dòng Môn-Khmer. Từ dòng Môn-Khmer tách ra Tiếng Việt Mường chung (Tiếng Việt cổ) và cuối cùng tách thành tiếng Việt và Tiếng Mường => Tiếng Việt có họ hàng với tiếng Mường.

- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: gồm các giai đoạn:

   + Tiếng Việt trong thời kì dựng nước.

   + Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.

   + Tiếng Việt dưới thời kì độc lập tự chủ.

   + Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc.

   + Tiếng Việt  từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay.

b. Kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

- Viết bằng chữ Hán: Đại cáo bình Ngô, Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Hoàng Lê nhất thống chí, Nhật kí trong tù,…

 - Viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm,  Văn chiêu hồn, Lục Vân Tiên,  Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bánh trôi nước, Cung oán ngâm khúc…

- Viết bằng chữ quốc ngữ: Đôi mắt, Vợ chồng A Phủ, Đất nước đứng lên, Làng, Đồng chí, Việt Bắc, Tây Tiến, đất nước, Đêm nay Bác không ngủ,…

Câu 6 (trang 139 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng:

Về ngữ âm và chữ viết

Về từ ngữ

Về ngữ pháp

Về phong cách ngôn ngữ

- Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt. Tránh nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa, phát âm không đúng chuẩn mực.

- Cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung.

- Dùng từ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong Tiếng Việt. Tránh dùng từ trùng lặp, sai nghĩa.

- Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. tránh dùng câu thiếu thành phần, diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa.

- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.

- Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ.

 

Câu 7 (trang 139 SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

- Các câu b, d, g, h là các câu đúng.

- Ba câu a, c và e là những câu sai.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác