logo

Ôn tập phần tập làm văn


Soạn bài: Ôn tập phần tập làm văn (siêu ngắn)

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Về văn bản biểu cảm:

1. Tên một số văn bản biểu cảm trong Ngữ văn 7-tập I: có 17 bài văn biểu cảm:

- Cổng trường mở ra - Lí Lan.

- Trường học - Ét môn đô Đơ A mi xi.

- Mẹ tôi

- Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

- Tấm gương - Băng Sơn.

- Hoa học trò - Xuân Diệu.

- Sấu Hà Nội - Nguyễn Tuân.

- Cây tre VN - Thép Mới

- Những tấm lòng cao cả.

- Mõm Lũng Cú tột Bắc - Nguyễn Tuân.

- Cỏ dại - Tô Hoài.

- Quà bánh tuổi thơ - Đặng Anh Đào.

- Tuổi thơ im lặng - Duy Khán.

- Kẹo mầm - Băng Sơn.

- Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam.

- Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương.

- Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng.

2. Trong đó, em thích nhất là tác phẩm “Cổng trường mở ra” – Lí Lan. Với lối văn phong nhẹ nhàng, như những lời tâm sự, thủ thỉ của người mẹ với đứa con

=> Đặc điểm của văn biểu cảm:

- Nội dung: Nhằm bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật đối với người, vật, sự việc trong cuộc sống.

- Tình cảm tronng văn bản biểu cảm: là những tình cảm chân thành, mang trong mình những giá trị cao ẹp, thuấn nhuần tư tưởng đạo lí.

-Phương thức chủ yếu được sử dụng là: biểu cảm kết hợp với các thao tác miêu tả, tự sự

- Ngôn ngữ: nhẹ nhàng, tinh tế, lắng đọng,cùng với những hình ảnh ẩn dụ, tượng trương nhằm nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của nhân vật

- Bố cục: gồm 3 phần

3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: Miêu tả là phương tiện để đẩy mạnh tính biểu cảm trong văn biểu cảm. Qua sự miêu tả, yếu tố biểu cảm được cụ thể hóa hơn, sinh động hơn. Từ đó, giúp cho người đọc hình dung ra tình cảm, cảm xúc mà nhân vật mong muốn biểu đạt.

4. Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: Cũng như miêu tả, yếu tố tự sự là một phương thức cần thiết để diễn tả một cách mạnh mẽ những tư tưởng, cảm xúc của nhân vật. Qua  những sự việc được kể, người đọc tìm thấy những cảm xúc của mình trong đó, gợi ra nhiều suy nghĩ, cảm xúc nơi người đọc, từ đó các sự việc trở nên chân thật hơn, và tạo nên sức hút nơi đọc giả.

5. Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu ra được những đặc điểm, nổi bật, tính chất đặc biệt của con người, sự vật, hiện tượng đó. Hơn thế nữa, em phải nêu lên được, điều làm em ấn tượng nhất về đối tượng em muốn biểu cảm.

6. Các phương tiện tu từ được sử dụng trong văn bản biểu cảm là

- Đối lập

- So sánh

- Nhân hóa

- Ẩn dụ

7.

Nội dung văn bản biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của nhân vật về con người, sự vật, hiện tượng, sự việc,…

 

Mục đích biểu cảm

Khơi gợi những tình cảm, cảm xúc nơi người đọc, giúp người đọc hiểu được và cón những sự đồng điệu trong cảm xúc

Phương tiện biểu cảm

Thông qua ngôn ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, đối lập, ẩn dụ,…

 

8.

Mở bài 

Giới thiệu vấn đề biểu cảm và khái quát tình cảm, cảm xúc của bản thân về vấn đề biểu cảm

Thân bài

Thông qua các phương tiện biểu cảm: ngôn ngữ, hình ảnh để xây dựng nên hệ thống câu văn nhằm bày tỏ cảm xúc, cảm nghĩ về đối tượng

Kết bài

Kết luận và đưa ra những thông điệp của bản thân về tình cảm, cảm xúc của mình về vấn đề biểu cảm


II. Về Văn Nghị luận

1. Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7

- Chống nạn thất học của Hồ Chí Minh

- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội của Bằng Sơn

- Hai biển hồ

- Học thầy, học bạn của Nguyễn Thanh Tú

- Ích lợi của việc đọc sách của Thành Mĩ

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

- Học cơ bản mới có thể thành tài lớn của Xuân Yên

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai

- Tiếng Việt giàu và đẹp của Phạm Văn Đồng

- Đừng sợ vấp ngã

- Không sợ sai lầm của Hồng Diễm

- Có hiểu đời mới hiểu văn của Nguyễn Hiến Lê

- Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng

- Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc của Phạm Văn Đồng

- Ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh

- Lòng khiêm tốn của Lâm Ngữ Đường

- Lòng nhân đạo của Lâm Ngữ Đường

- Óc phán đoán và óc thẩm mĩ của Nguyễn Hiến Lê

- Tự do và nô lệ của Nghiêm Toản

2.

Trên báo chí, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài báo, bài xã luận, diễn đàn. Ví dụ: bài bình luận thể thao, báo xã luận về vấn đề an toàn giao thông,…

- Trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận xuất hiện dưới những dạng bài làm văn nghị luận, hội thảo,…

3. Trong văn bản nghị luận, các yếu tố chủ yếu cần có là: luận điểm, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) và lập luận.

4.

*Luận điểm: Luận điểm là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

*Các câu là luận điểm là :

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh

5.

Nếu như một bài văn chứng mình mà chỉ có những ý như vậy để chứng minh thì chưa đủ thuyết phục. Để chứng mình luận điểm, chúng ta cần phải đưa ra những giải thích, phân tích và hệ thống các dẫn chứng chi tiết, sát thực để tạo nên sức thuyết phục về vấn đề cần chứng minh.

- Nếu chỉ dùng câu ca dao để chứng minh cho luận điểm, thì chỉ chứng minh được phương diện nhịp điệu, thanh điệu, chứ chưa đủ các yếu tố giàu đẹp của tiếng Việt về từ ngữ, hình ảnh, ngữ pháp,…

6. Hai đề có sự giống nhau là đều nói về 1 câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Khác nhau về yêu cầu của 2 đề : đề (a) là giải thích, đề (b) là chứng minh

- Đề (a): giải thích: giải thích cho người đọc hiểu về nghĩa của câu tục ngữ (nghĩa đen, nghĩa bóng)-> chủ yếu dùng lí lẽ

- Đề (b) chứng minh: đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ để chứng mình cho tính đúng của câu tục ngữ. phải phân tích cụ thể, xác thực và thật sinh động để mở rộng dẫn chứng, làm cho luận điểm có tính thuyết phục cao hơn -> Dùng dẫn chứng là chủ yếu.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác