logo

Kiểm tra phần văn


Soạn bài: Kiểm tra phần văn (siêu ngắn)

Soạn bài Kiểm tra phần văn | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai

Câu 1 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đề:

            Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

- Tình cảm được diễn tả:

+ Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơm ngon chân chất của những hạt gạo làng quê, ca ngợi những người nông dân đã vất vả, tạo nên thành quả là những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần -> Nhắc nhở con người phải biết trân trọng những giá trị đẹp của người nông dân đã tạo ra, nhớ và biết ơn những công lao vất vả của họ.

+ Ý nghĩa: đó là một lời khuyên răn, một đạo lí đẹp của con người Việt Nam. Câu ca dao nhắc nhở chúng ta nên trân trọng thành quả ngày hôm nay, nhớ về những công lao vất vả của người nông dân

+ Tìm dẫn chứng cụ thể trong đời sống

- Nghệ thuật: sử dụng thể thơ lục bát, tạo nên sự nhịp nhàng, dễ đi vào lòng người.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

        Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

- Nội dung: Khẳng định chủ quyền của đất nước Việt Nam, khẳng định lòng tự hào tự tôn về chủ quyền dân tộc, cũng như thể hiện thái độ căm hờn bọn xâm lược.

- Nghệ thuật: là bài thơ thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt tạo nên những câu thơ chắc nịch như tinh thần dân tộc Việt Nam. Thơ viết bằng chữ Hán và sau đó được dịch nhiều bản dịch thơ sát với nghãi, thể hiện được sắc thái và thái độ trang trọng của bài thơ.

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

----------------------------------------

Nắng rọi Hương Lô, khói tía bay

Trông xa dòng thác trước sông này.

Em thích hai câu thơ này, vì trong cả hai câu vừa có nhiều từ ngữ gợi hình sinh động, miêu tả rất tinh tế, vừa tạo nên không gian huyền ảo, của núi, của khói, và lấp lánh của ánh nắng chiếu xuống mặt nước.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Cảnh khuya: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

- Rằm tháng giêng: “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi"

=> Nghệ thuật tả cảnh một cách tinh tế và sinh động, trong bài Cảnh khuya hình ảnh ánh trăng được lồng vào bóng cây, và lan ra khắp những cánh hoa ven đường, tạo không gian ánh trăng ngập tràn. Một cách miêu tả rất riêng, rất sáng tỏng bài Rằm tháng giêng, trăng soi khắp đêm xuân, trăng tràn ngập nơi nơi => Qua hai câu thơ đó, chúng ta thấy, Bác là một tâm hồn nghệ sĩ, có thể vẽ lên những bức tranh thiên nhiên sinh động, tinh tế, tâm hồn Bác phóng khoáng, vui tươi và luôn hướng đến những điều tươi sáng.

Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, tuy là ở một nơi xa xôi với mảnh đất Bắc, nhưng những hình ảnh về quê hương luôn hiện hữu trong tâm trí tác giả. Tâm hồn và tấm lòng tác giả luôn hướng về quê hương, luôn nghe tiếng quê hương gọi tên mà ý chí đấu tranh càng được tôi luyện gấp trăm, nghìn lần. Phải là người yêu quê hương, gắn bó với quê hương mới cảm nhận sâu sắc và tinh tế về những hình ảnh của quê hương.

Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

             Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

                        -------

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

    Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha

=> Ý nghĩa của hai câu tục nghĩa: đều nói lên công ơn sinh thành, công ơn trời bể của bố mẹ, nhưn gx người sẵn sàng hi sinh cả đời, để cho con cái được bình yên hạnh phúc. Trong suốt cuộc đời này, bố mẹ luôn là người dõi theo, chở che và nâng niu con. Câu tục ngữ nhắc nhở con người, dù là ai, dù làm gì, vẫn luôn phải mang trong mình sự biết ơn, kính tọng và yêu thương cha mẹ.

Câu 7 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Luận điểm chính của các bài 20,21,23

- “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

- Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.

Câu 8 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.

- Bài “Cổng trường mở ra” gợi cho chúng ta nhớ về những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mình, nhớ lại những hồi ức của thời gian, được mẹ dắt tay đến trường, rồi tỏng lòng mỗi chúng ta thấy bồi hồi xúc động.

- Những câu ca dao than thân: Khi đọc những câu ca dao đó, chúng ta thấy đồng cảm, thương xót với những số phận bất hạnh, sự nhỏ bé của nhuw3ngx người không có địa vị trong xã hội cũ.

Câu 9 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Nghệ thuật tương phản là đưa ra những chi tiết, hành động đối lập, tương phản nhằm làm nổi vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm.

- Nghệ thuật tương phản trong tác phẩm Sống chết mặc bay  : đó là tái hiện không gian, và cảnh đối lập giữa sự khốn khổ của người dân đang vật vã vỡi nước lũ, với đêm tối, với trời mưa >< cảnh an toàn, xa hoa, hoang phí và vô tâm của những tên quan tri phủ.

Câu 10 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu: thể hiện tính cách kiên cường, ý chí, hiên ngang. Hơn thế nữa, đó là thái độ coi thường danh lợi, khinh bạc những trò bịm bợp của va –ren.

Câu 11 (trang 137 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

“Oan thị Kính” là nỗi oan đường cùng, không thể giãi bày, phải chịu những uất ức, và chịu sự đau khổ không có cơ hội để giải thích.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác