logo

Soạn bài: Ôn tập phần làm văn (ngắn nhất)


Soạn bài: Ôn tập phần làm văn (ngắn nhất)

1. Một văn bản cần có tính thống nhất vì nó sẽ giúp văn bản hướng tới một nội dung rõ ràng mà không bị phân tán.

-Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở các mặt: nhan đề và sự liên kết chặt chẽ các yếu tố trong văn bản

2. Viết đoạn văn từ mỗi câu chủ đề:

- Em rất thích đọc sách. Sách là một kho tàng tri thức của nhân loại. Ngoài ra còn thư giãn với những mẩu chuyện vui, sống chậm lại biết suy ngẫm với những sách nói về đạo lí nhân sinh. Sách là bạn thân thiết của em.

- Mùa hè bắt đầu với những tia nắng nắng vàng trải đều trên khắp ruộng. Những trái cây đương độ chín ngọt. Nào là bưởi, nào là cam, nào là dưa,...đều thơm ngon giải khát. Mùa hè cũng là mùa kết thúc một năm học vất vả của đám học sinh để chúng nghỉ ngơi, vui chơi trước khi bắt đầu một năm học mới. Ôi!Mùa hè thật hấp dẫn.

3. Cần phải tóm tắt văn bản tự sự vì:

+ Để tóm lược và hiểu nội dung chính của văn bản muốn nói đến.

+ Giúp người đọc nắm được nội dung chính của văn bản

+ Ngắn gọn nên dễ nhớ hơn.

- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần:

+ Hiểu chủ đề tác phẩm

+ Tìm ra các ý chính

+ Viết tóm lược văn bản một cách khách quan.

4. Tự sự kết hợp miêu tả,biểu cảm có tác dụng giúp văn bản sinh động hơn, giàu sức thuyết phục hơn.

5. Viết (nói) văn bản tự sự kết hợp miêu tả,biểu cảm cần chú ý: phân biệt thể loại chính và các hình thức phụ đi kèm để viết được chính xác nhất nội dung chính của văn bản.

6. Văn bản thuyết minh có tính chất và lợi ích: cung cấp thông tin về về các vấn đề trong đời sống để mọi người có thêm hiểu biết về nó bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Một số văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày:

+ Giới thiệu ẩm thực về một vùng miền nào đó.

+ Giới thiệu về một phản ứng hóa học

+ Giới thiệu các di tích lịch sử, danh nhân lớn,...

7. Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên phải:

+ Nhận định đối tượng cần thuyết minh là gì.

+ Xác định những điều cần đưa vào văn bản

+ Chọn phương pháp thuyết minh thích hợp

+ Xác định bố cục.

- Phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật:

+ nêu định nghĩa,giải thích.

+ liệt kê,cho ví dụ.

+ dùng số liệu,so sánh.

+ phân loại,phân tích.

- Ví dụ:

+ Nêu định nghĩa giải thích: Mực là một dạng chất lỏng có màu tối, thường là màu đen. Khi dùng mực viết sẽ lên các dòng chữ tối màu. Đèn là một vật dụng quen thuộc dùng để chiếu sáng. Nó phản chiếu ánh sáng giúp nhìn rõ mọi vật xung quanh.

+ Liệt kê, cho ví dụ: Đến với thủ đô Hà Nội bạn có thể đi thăm những danh lam thắng cảnh, ăn những đặc sản nơi đây (phở Hà Hội, bánh cuốn chả, chả cá Lã vọng…)…

+ Dùng số liệu, so sánh: Dân số trên thế giới hiện nay tính đến ngày 1/11/2018 vào khoảng 7,7 tỉ người.

+ Phân loại, phân tích: Đà điểu là loài chin lớn không biết bay nhưng vận tốc chạy của nó thì lại là đối thủ rất đáng gờm của loài ngựa đua.

8. Bố cục thường gặp:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

- Thân bài: trình bày chi tiết,cụ thể,rõ ràng về các mặt: cấu tạo,đặc điểm,lợi ích và những điểm đặc biệt của đối tượng.

- Kết bài: Nhận định, tình cảm của người viết đối với đội tượng.

9. Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết đưa ra trong bài.

- Ví dụ luận điểm trong bài đi bộ ngao du là sẽ có sự hứng khởi, sức khỏe và niềm vui-> tính chính xác.

10. Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm:

+ Yếu tố miêu tả: tưởng tượng ra những đặc điểm ,tính chất nổi bật của sự vật,sự việc.

+ Yểu tố tự sự: sử dụng khi thuật lại một câu chuyện,một sự việc hay trình bày dẫn chứng.

+ Yếu tố biểu cảm: thể hiện cảm xúc.

- Ví dụ: Hịch tướng sĩ:

+ Yếu tố tự sự: kể về sự bóc lột tàn ác của quân xâm lược đối với nhân dân ta thời bấy giờ.

+ Yếu tố biểu cảm: khích lệ các tướng sĩ cùng nhau hợp sức lại chống quân xâm lược,trỗi dậy lòng yêu nước tiềm tàng

11. Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người cấp dưới, thành viên,... những người quan tâm đến nội dung thông báo để thực hiện hoặc tham gia.

- Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần xem xét.

=>Phân biệt hai loại văn bản:

+ Văn bản thông báo đưa ra thông tin đưa ra thông tin đến đối tượng nhất định

+ Văn bản tường trình thuật lại quá trình của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác