logo

Soạn bài: Những câu hát than thân

Ngoài các bản Soạn Văn 7 ngắn nhất và siêu ngắn, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn thêm bản Soạn văn 7 chi tiết để giúp các bạn học sinh hiểu kĩ hơn, sâu sắc hơn nội dung bài học. Cùng tham khảo phần soạn bài Những câu hát than thân dưới đây nhé


Soạn bài Những câu hát than thân Đọc - Hiểu


Câu 1. Hình ảnh con cò gắn với người nông dân

- Một số bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

  “Cái cò lặn lội bờ sông

  Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

          Nàng về nuôi cái cùng con

      Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

- Lý giải

+ Hình ảnh con cò xuất hiện gắn liền với nước non, đồng ruộng rất gần gũi và gắn bó với cuộc sống của người nông dân

+ Bản chất những câu hát trên cùng lột tả được những đặc tính riêng của cánh cò như chăm chỉ, chịu khó,… 


Câu 2. Cuộc đời vất vả của con cò

- Cánh cò ẩn dụ cho cuộc đời nhiều long đong lận đận, phải trải qua muôn vàn nỗi truân chuyên của người nông dân trong xã hội phong kiến

+ Thành ngữ cùng với với từ láy âm “lận đận” → khẳng định trực tiếp những chìm nổi cuộc đời mà cánh cò phải trải qua.

+ Thủ pháp tương phản: thân cò >< thác ghềnh, một mình >< nước non, xuống >< lên, ao cạn >< bể đầy → khắc họa sự bé nhỏ với kì vĩ, cánh cò lúc ấy càng Thủ pháp tương phản càng nhấn mạnh sự đối lập đến đáng thương tội nghiệp mà cánh cò phải chịu đựng

+ Câu hỏi tu từ → không nhằm mục đích hỏi đối tượng cụ thể nào cả mà chỉ như lời than thân trách phận của cánh cò yếu ớt, lẻ loi

-Bên cạnh việc than thân thì bài ca dao về cánh cò còn hướng tới vạch trần, tố cáo xã hội phong kiến tàn nhẫn đẩy con người đến bước đường cùng.


Câu 3. Phân tích cụm từ “Thương thay”

- Cụm từ “thương thay” là lời than trực tiếp và đầy đau xót về số phận của những con vật đáng thương.

- Vì sao lại lặp lại cụm từ này: Việc điệp đi điệp lại càng nhấn mạnh và khoét sâu hơn nỗi đau bi phẫn trong cuộc đời nhân vật. Niềm đau càng chồng chất niềm đau.


Câu 4. Hình ảnh ẩn dụ cho nỗi thương thân trong đoạn 2

- Con tằm: Hình ảnh tằm nhả tơ là đại diện tiêu biểu nhất cho sự bòn rút tinh túy, sức lực. Tằm ăn dâu và nhả tơ cho đến khi hết đời tằm cũng giống như người lao động bị bòn rút tất cả những gì họ có để rồi chết trong kiệt sức.

- Lũ kiến: Kiến là loại động vật chăm chỉ bậc nhất, chúng nhẫn nại tha từng mẩu thức ăn về tổ. Đây là biểu tượng cho những con người cả một đời lao động chăm chỉ nhưng không thể khá giả lên được

- Hạc: cánh hạc biểu tượng cho cuộc đời phiêu du không biết đâu là bến bờ, tương lai vô định.

- Con cuốc: cuốc là loài vật có tiếng kêu da diết đến bi thương. Đó cũng là tiếng kêu vô vọng của những người lao động thấp cổ bé họng suốt đời bị lãng quên.


Câu 5. Bài ca dao có motip “Thân em”

* Một số bài ca dao thể hiện motip đó

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

- Các bài ca dao trên nói về thân phận bấp bênh, vấp vả của người phụ nữ xưa.

- Nghệ thuật: Cấu trúc “Thân em…” so sánh với những hình ảnh trôi nổi, vô định gợi lên hình ảnh, thân phận người phụ nữ.


Câu 6. Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến’

Hình ảnh người phụ nữ có cuộc sống vô định, và không đáng để quan tâm. Ví một người con gái như một loài quả dại, lại trôi nổi dập dềnh khắc họa cuộc đời bi đát của họ.


Các bài viết liên quan bài Những câu hát than thân:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác