logo

Soạn bài: Đại từ (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Đại từ chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. Thế nào là đại từ


Câu 1.

a. Từ “Nó” dùng để chỉ về nhân vật “em tôi” được tác giả nhắc đến ở câu trước.

b. Từ “Nó” dùng để thay thế cho đối tượng ở câu văn trước đó là “Con gà của anh Bốn Linh’.


Câu 2.

Từ “thế” dùng để thay thế cho cụm từ “chia đồ chơi”. Nhờ đọc câu văn trước, người đọc biết được thông tin là mẹ của Thủy và Thành nhắc hai em chia đồ chơi. Và câu sau đề cập đến cảm xúc của Thủy khi nghe mẹ nhắc đến việc đó. Từ đó người đọc có thể suy luận ra nghĩa của từ “thế”.


Câu 3.

Từ “ai” trong bài ca dao mang tính chất để hỏi.


Câu 4.

Tất cả những từ in nghiêng trong đề bài có vị trí là chủ ngữ cho danh từ, phụ ngữ cho danh từ và động từ.


II. Các loại đại từ


1. Đại từ để trỏ

a. Những đại từ được đề cập dùng để trỏ người hoặc sự vật

b. Những đại từ in nghiêng có chức năng trỏ số lượng

c. Mục đích của những đại từ này là để trỏ hoạt động, tính chất.

2. Đại từ để hỏi

a. Những đại từ đó dùng để hỏi người/sự vật

b. Những đại từ đề cập trong đề bài có chức năng hỏi số lượng

c. Mục đích của những đại từ này là để hỏi hoạt động, tính chất.


III. Luyện tập


Câu 1. 

a. Sắp xếp

Ngôi        

Số ít

Số nhiều

1

Tôi, tớ, tao, mình

Chúng tôi, chúng tớ, chúng tao, chúng mình,…

2

Mi, mày, cậu, bạn

Bọn mi, bọn mày, các cậu, các bạn

3

Hắn, nó, y

Chúng nó, họ

b. Đầu tiên, từ “mình” trong câu nói là ngôi thứ nhất số ít.

“Mình” trong bài thơ sau là ngôi thứ hai số ít.


Câu 2. Tìm ví dụ

- Lời chào “ Chào cô”, “Cháu chào ông”

- Lời hỏi “Bà có cần cháu giúp gì không?”

- Lời mời “Con mời bố vào ăn cơm”


Câu 3. Đặt câu trỏ chung

- Ai cũng có những quan điểm riêng nên hãy học cách tôn trọng họ

- Dù sao thì bạn cũng đã làm rất tốt phần việc của mình

- Nỗ lực bao nhiêu thì sẽ thu được bấy nhiêu thành quả.


Câu 4. Cách xưng hô

Nếu đối tượng giao tiếp là những người bạn cùng trang lứa thì cách xưng hô “tôi, tớ, mình, cậu, bạn” là phù hợp nhất. Cách ứng xử dành cho những người bạn chưa có sự lịch sử trong xưng hô chính là góp ý một cách chân thành với bạn.


Câu 5. So sánh

- So với tiếng anh thì lượng từ ngữ của tiếng Việt đa dạng và phức tạp về sắc thái hơn nhiều. Nhờ vậy mà cách dùng từ của tiếng Việt phụ thuộc nhiều vào tình cảm, chức vụ, mối quan hệ thân-sơ, tình huống giao tiếp thâm chí là tùy theo từ ngữ địa phương,…

- Ví dụ như từ ‘you” dùng để chỉ người trong ngôi thứ hai. Những tiếng Việt có thể sử dụng đa dạng như “bạn, mày, cậu, mi,…”

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác