logo

Soạn bài: Mẹ tôi (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Mẹ tôi siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 7 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất

Soạn bài Mẹ tôi | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề "Mẹ tôi" vì:

Trong xuyên suốt bức thư của Bố gửi đứa con đều nói về nhân vật mẹ

Người mẹ được coi như nhân vật chính của, hiện lên qua lời miêu tả của người bố, Tuy không hiện lên qua chân dung, ngoại hình, dáng vóc, làn da, khuôn mặt, nhưng người mẹ hiện lên với tấm lòng yêu thương, phẩm chất, và tình yêu cao đẹp và thiêng liêng dành cho đứa con.

Ý nghĩa của bức thư người bố gửi cho đứa con là những tâm sự, sự quyết liệt và mong muốn, đứa con hiểu được sự hi sinh của người mẹ và nhận ra thái độ không đúng của mình đối với mẹ. Hơn hết là muốn con mình hiểu được vai trò và tình yêu thương cao cả của người mẹ.

Câu 2

Thái độ của người bố đối với En – ri–cô qua bức thư là: Tức giận, quyết liệt - buồn - quyết liệt và yêu thương.

Thái độ đó được thể hiện qua các câu văn trong bức thư như sau:

Tức giận và quyết liệt:

+ “ việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

+ "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

+ “Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố mà vì sự thành khẩn của con”

+ “ Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”

+“Thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

Buồn:

 + "En – ri – Cô của bố ạ !sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

+ “ Con mà lại xúc phạm đế mẹ con ư?”

+ Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố,... không đáp lại cái hôn của con được”

Yêu thương:

+ “Con hãy cầu xin mẹ hôn con….”

+” Bố rất yêu con En – ri- cô ạ, con là niềm hi vọng thiết tha nhất của đời bố.”

* Lí do người bố có thái độ như vậy:

Tình yêu mà bố mẹ dành cho con cái đều rất cao cả và thiêng liêng, với tình yêu, và hiểu được sâu sắc tình yêu thiêng liêng của người mẹ, bố của En-ri-cô không cho phép việc con mình làm tổn thương đến tình yêu thương của người mẹ. Đặc biệt là đối với người mẹ sẵn sàng hi sinh cuộc đời mình để đổi lấy sự sống và bình yên cho con mình.  Hơn biệt qua đó, người bố muốn cho con mình hiểu được bài học của tình thương và hi sinh của người mẹ, học cách nhận lỗi và sửa sai với hành động của mình.

Câu 3

Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

“ mẹ đã phải thức suốt đem, cúi mình trên chiếc nôi, trông chừng từng hơi thở hổn hển của con”

“Quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”

“ người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”

“Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con”

“có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”

“Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ”

*Qua những chi tiết trên, hình ảnh người mẹ của En – ri – cô thật đẹp đẽ, cao cả và đầy tình yêu thương. Những hình ảnh đó thật đẹp và cao cả, người mẹ mang trong mình đức hi sinh cao cả, tình yêu thương bất diệt và sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để mong cho con mình sống được khỏe mạnh và được hạnh phúc.

Câu 4 

En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố vì:

Bố gợi lại những kỉ niệm sâu sắc giữa En – rin – cô và mẹ

Thái độ nghiêm khắc và kiên quyết của bố

Vì những lời nói rất chân thành và sâu sắc của bố

Sự xấu hổ và nhận ra lỗi lầm của En- ri – cô

Vì En – ri – cô nhận ra tình thương yêu của bố và đặc biệt xúc động khi nghĩ đến tình cảm thiêng liêng của mẹ đã dành cho mình.

Câu 5 

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lựa chọn cách viết thư, vì:

Qua thư, những lời nói trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ bày tỏ tình cảm hơn và đặc biệt khi nhắc đến những kỉ niệm, sẽ tạo ra sự suy nghẫm thấu đáo hơn

Nếu nói chuyện trực tiếp, sẽ không tránh khỏi những cãi vã, và đặc biệt không kìm nén được cảm xúc, có thể thốt ra những lời làm tổn thương đến đứa con , điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tình camr giữa 2 bố con

Bố lựa chọn cách viết thư là một cách làm khéo léo và tinh tế, để En – ri –cô phải suy ngẫm về những lời nói của mình, đặc biệt để En –ri- cô tự nhận ra về lỗi lầm của mình.


Luyện tập

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Chọn một đoạn trong bức thư của bố En – ri – cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con: ( các bạn chọn theo cảm nhận riêng của mình)

“ Khi đã khôn lớn, trưởng thành,… không được chở che”

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Kể lại sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền.


Tham khảo

Đó là lúc khi tôi chuẩn bị vào cấp lớp 6, một cấp học mới hẳn so với tất cả các bạn học sinh, trong đó có tôi. Đối với tôi, nhất định mọi thứ phải hoàn hảo trước những dịp đặc biệt. Có một ngày, mẹ đưa tôi đi mua các đồ dùng học tập vào lớp 6, tôi đã vô tư và không hề nghĩ đến sự thiếu thốn hiện tại của gia đình. Tôi đòi hỏi mọi thứ bằng được. Hôm đó, sau khi mua xong sách vở, tôi và mẹ đi vào chợ, dạo quanh một vòng trong chợ nào là quần áo, giày dép, cặp sách, mũ nón, … ôi mọi thứ đều đẹp, và tôi đã đòi mẹ mua cho tôi một đôi giày, nhưng mẹ nói với tôi, lúc đó mẹ không mang đủ tiền. Bỏ ngoài tai những lời nói của mẹ, tôi nhất quyết không chịu nghe và đòi mua bằng được đôi giày đó. Trong cơn tức giận và ích kỉ của mình tôi đã nói với mẹ tôi rằng “ mẹ nhất định không mua cho con sao? Con có đúng là con của mẹ không vậy?”. Không kiềm chế được những lời nói và cảm xúc cá nhân, tôi đã thốt lên những lời lẽ quá đáng đến mức nào? Vì một chuyện cỏn con như vậy mà tối đã vô tình làm tổn thương mẹ. Đáp lại những lời lẽ đó là sự im lặng hồi lâu của mẹ - sự im lặng đó thật đáng sợ. Quá muộn màng về sự hối hận của tôi, tôi còn không đủ can đảm để nói câu xin lỗi mẹ lúc đó. Nếu như bây giờ, được trở lại những năm tháng đã qua đi, thì tôi sẽ không là một đứa trẻ không hiểu chuyện như vậy.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác