logo

Soạn bài: Cổng trường mở ra (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAi giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Cổng trường mở ra siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 7 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất

Soạn bài Cổng trường mở ra | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


Tóm tắt tác phẩm

Câu chuyện đã vẽ lên bức tranh tâm trạng của nhân vật người mẹ trong truyện. Đó là tâm trạng khắc khoải, lo lắng, của nhân vật người mẹ trước ngày khai giảng đầu tiên của đứa con. Những lời tâm sự, những suy nghĩ quẩn quanh lo lắng, bồi hồi, về ngày mai của con mình. Những dòng suy nghĩ vô hình, đã vô tình gợi cho người mẹ những kỉ niệm, cảm xúc về ngày xưa của chính mình, về ngày khai trường đầu tiên của mình. Tâm trạng đứa con càng vô tư, hồn nhiên, háo hức bao nhiêu thì những suiy nghĩ, trằn trọc của người mẹ nổi bật lên bấy nhiêu. Không chỉ những cảm xúc về một ngày khai trường đầu tiên của con, mà hơn thế nữa, người mẹ lo lắng trăn trở về trách nhiệm của nhà trường, cũng như vai trò to lớn của một nền giáo dục đối với con mình nói riêng và cả một thế hệ trẻ nói chung.


Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 

Tóm tắt nội dung văn bản bằng 1 vài câu ngắn gọn

Tác phẩm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của một người Mẹ trước một ngày đặc biệt của đứa con thân yêu. Đó là tâm trạng bồi hồi, lo lắng, duy nghĩ và đắn đo một chân trời mới đang đón con mình “ ngày khai trường đầu tiên của con”. Những suy nghĩ của người mẹ được hiện lên rõ nét, suy ngĩ về một nền giáo dục về vai trò của nhà trường với mỗi thế hệ mới.

Câu 2 

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Tâm trạng đêm trước ngày khai trường của người mẹ và đứa con được xây dựng theo các phương diện khác nhau. Người Mẹ thì lo lắng, trăn trở, bồi hồi còn đứa con thì háo hức và mong chờ đến ngày mai.

*biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

- Tâm trạng người mẹ:

+ Mẹ không ngủ được

+ Hôm nay khác mọi hôm “ Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. Mẹ cũng không định làm những việc ấy tối nay”

+ “Mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”

+ “Mẹ lên giường và trằn trọc”

+ Tự độc thoại và nói “ Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được”

+ Nhớ về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình

+ Đêm nay mẹ không ngủ được và nghĩ về ngày mai – ngày khai trường

Đầu tiên của đứa con.

Tâm trạng của đứa con:

+ Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một ly sữa, hay ăn 1 cái kẹo

+ “Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy”

+ “ Trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”

+ “ Hăng hái dọn dẹp đồ chơi giúp mẹ khi nghe mẹ nói “ ngày mai con là học sinh lớp Một”

Câu 3 

Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

*Người mẹ không ngủ được vì :

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

Câu 4 

Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trong tác phẩm này, chúng ta có thể thấy được những câu nói được thể hiện ra, nhưng đó không phải là những lời đối thoại. Người mẹ không trực tiếp nói với đứa con, mà đó là những suy nghĩ, những lời tâm sự với chính bản thân mình.

Với việc sử dụng khéo léo về nghệ thuật độc thoại nội tâm, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường đầu tiên của đứa con. Những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở chỉ có thể tự nói với chính mình, những câu hỏi không có lời giải đáp, mà cũng chẳng thể ai giải đáp. Những điều sâu thẳm trong suy nghĩ chỉ có những người mẹ mới có tâm trạng đó, lo cho tương lai, đứa con thân yêu của mình.

Câu 5 

Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

“Không có sự ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lại”

“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Qua 2 câu văn trên, đã khẳng định một điều, đó là vai trò quan trọng và lớn lao của nhà trường nói riêng và nền giáo dục nói chung, bởi môi trường đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ về suy nghĩ, tư duy và hành động. Nếu giáo dục tốt, môi trường tốt thì sẽ tạo ra những thế hệ tốt cho tương lại nước nhà.

Câu 6 

Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Người ta cứ nói, những dấu ấn đầu tiên, những cảm xúc đầu đời về những điều là mơ ước của tuổi thơ thì sẽ theo ta trên suốt chặng đường của cuộc đời mỗi người. Thật sự vậy, với tôi, đó là cái cảm xúc tôi đặt chân, và bước qua cánh cổng trường vào lớp Một. Đối với e cánh cổng đó, thật sự là một thế giới mới và kì diệu. Điều kì diệu không phải những phép màu trong câu chuyện cổ tích, cũng không phải phép thuật của những vị thần, mà đó chính là những điều thực tế trong sách vở, những kiến thức được lưu lại trong những trang giấy trắng, đó là những khám phá đầu đời của một con người. Không những thế, những điều tôi nhận được, học được từ thế giới kì diệu này, đó là văn hóa –văn hóa học làm người và làm người. Chỉ có bước vào thế giới đó, chúng em mới được các thầy cô dạy dỗ, rèn rũa, biết tốt, biết xấu, biết làm những điều ý nghĩa hơn cho mình và những người xung quanh. Chính nhà trường là nơi tạo nên một tuổi thơ tươi đẹp cho chúng em, chúng em được vui chơi, được học tập và được yêu thương. Thế giới đó có Thầy cô, bạn bè, trường lớp, đó là thế giới mà ai cũng lưu laih cho mình, những năm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng và đáng nhớ.


Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ  Văn 7 Tập 1):

Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào học lớp Một có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Em tán thành ý kiến đó

Vì mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có nhiều ngày khai trường, nhưng thật sự, ngày khai trường đầu tiên – vào lớp Một luôn để lại cho chúng ta những dấu ấn sâu đậm nhất. Chúng ta từ những đứa trẻ bỡ ngỡ được bước vào một thế giới mới lạ, thế giới của tri thức, được khám phá, học hỏi và trải nghiệm cả một bầu tri thức. Bạn bè, Thầy cô, những người sẽ làm nên tuổi thơ của chúng ta, sẽ là những điều nhắc nhớ chúng ta nhất về sau này.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?

Chúng ta ai cũng đều có một miền kí ức của riêng mình, nhưng có lẽ cái cảm nhận đặc biệt, đầu đời chắc hẳn ai cũng sẽ nhắc mãi đến kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên. Và tôi cũng vậy ! Tôi nhớ, hồi đó là một ngày thu mát mẻ, trời xanh mây trắng trong lành, tôi chuẩn bị mọi thứ để đón ngày khai giảng đầu tiên của tuổi học trò. Sáng hôm đó, mẹ dắt tôi đi trên con đường làng quen thuộc, gió khẽ đưa nhẹ, man mác làm rung rinh những chiếc lá tre ven đường, như đang vẫy chào một ngày mới tươi đẹp. Trên con đường từ nhà đến trường, lòng tôi không giấu nổi những cảm xúc hồi hộp, háo hức và tò mò. Và cảm xúc của tôi thật sự vỡ òa khi đặt chân đến cổng trường. Hồi đó, việc được đặt chân đến cổng trường đối với những đứa trẻ như tôi được xem như một ước mơ rất lớn lao, và hôm tôi đã chạm đến được ước mơ đó. Đứng trước cổng trường, rồi tôi tiến dần vào sân trường, mọi thứ thật rộng lớn! Từng hàng cây, từng lớp học, từng hàng ghế, mọi thứ đều trở nên kì diệu và mới mẻ với tôi. Tôi đã ngẩn ngơ, bỡ ngỡ một hồi về “ngôi trường đầu tiên của tôi”. Thật sự nó rất đẹp, rất lớn, rất rộng, trong mắt tôi. Tôi suýt xoa, chạm tay từng vân gỗ trên cánh cổng, chạy một lượt quanh hàng ghế và sân trường. Đây rồi, thế giới dành cho tôi! Thế giới sẽ cho tôi những điều kì diệu, mới mẻ và lí thú. Tôi quý từng phút giây, trân trọng từng khoảnh khắc ngay cả khi mới đặt chân đến. Tôi nhớ mãi về cái cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng rồi đến thích thú, ham muốn khám phá về thế giới mới, thế giới của kiến thức, của bao điều kì diệu.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác