logo

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh (ngắn nhất)


Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

Câu 1(trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Trong đoạn văn, tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh.

- Thao tác phân tích: Phân tích tại sao tự kiêu tự đại là “khờ dại” và “thoái bộ”.

- Thao tác so sánh: So sánh giữa người tự kiêu tự đại và cái chén, cái đĩa cạn.

- Thao tác phân tích giúp người đọc hiểu được tác hại của tự kiêu tự đại, trong khi thao tác so sánh cho người đọc cái nhìn khách quan, sinh động hơn về tự kiêu và tự đại, đồng thời củng cố luận điểm của thao tác phân tích.

⇒ Thao tác phân tích chiếm vai trò chính, nhưng thao tác lập luận so sánh đóng vai trò bổ trợ, làm đoạn văn thêm sinh động.

⇒ Việc kết hợp hai thao tác đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ, gần gũi, dễ hình dung hơn.

⇒ Kết luận: trong văn bản nghị luận, người ta thường kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, rất ít trường hợp sử dụng riêng nhằm tạo hiệu quả cao hơn trong việc thuyết phục.

Câu 2(trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bài thơ Thương vợ của Tú Xương đem đến làn gió mới cho văn học Việt Nam. Trong bài thơ, vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên là con người chịu thương chịu khó, hi sinh, tần tảo vì chồng con mà không hề than trách. Đây là hình tượng người phụ nữ thường thấy trong văn học xưa và văn học thời đó. Điểm đặc sắc của bài thơ có lẽ chính là tiếng chửi ở cuối bài thơ. Đó là tiếng chửi cả xã hội xưa bất công để khiên bà Tú khổ, lại gò bó ông Tú để ông không thể giúp ích cho vợ, cũng là tiếng chửi chính bản thân ông tạo ra cái khổ của vợ mình. Trong xã hội ấy, vị trí của người đàn ông không ở việc chăm lo gia đình mà là tung hoành bốn phương, kiếm tìm công danh. So sánh với các tác phẩm khác, nhiều nhà thơ như Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát đi vào sự thối nát của nhà nước trong vấn đề thi cử, hay tinh thần người nhân sĩ thì Thương Vợ mở ra chủ đề mới về vai trò của người đàn ông trong gia đình, bản thân ông lại ý thức được trách nhiệm của mình dù lực bất tòng tâm. Có lẽ đây là điểm xuất sắc nhất tạo nên nét đẹp của bài thơ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác