logo

Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh (ngắn nhất)


Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Điểm giống nhau của hai nhân vật được nhắc đến là họ đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Đến khi trở về, họ đều trở thành những người khách xa lạ ở chính nơi mình sinh ra.

- Trong thơ của Hạ Chi Chương, ông viết: Hỏi rằng: khách ở nơi nào lại chơi? Vì nơi đây đã không còn ai nhận ra ông. Còn trong Trở lại An Nhơn Chế Lan Viên lại viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, bởi lẽ ông đã không còn nhận ra quê hương sau quá nhiều thay đổi vì chiến tranh, cảnh đã đổi thay, người cũ cũng không còn.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Mùa xuân, mùa thu là ẩn dụ cho sự thay đổi của thời gian, còn hoa và quả là thành tựu thu được. Câu văn đưa ra quan điểm: học tập theo thời gian tĩnh lũy kiến thức sẽ cho ra kết quả, mà kết quả ngày càng lớn hơn, lúc đầu chỉ nhỏ như những bông hoa, sau đó sẽ to lớn như quả ngọt lành.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Cả hai bài thơ đều sử dụng chữ nôm.

- Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng các từ thuần Việt, dễ hiểu gần gũi với nhân dân, trong khi Bà huyện Thanh Quan lại sử dụng nhiều từ Hán Việt hơn như: ngư ông, viễn phố, mục tử, hàn ôn,…, nhiều từ ngữ mang tính ước lệ hay được sử dụng trong thơ cổ

- Cách sử dụng từ ngữ khác nhau tạo nên hai sắc thái đối lập trong bài thơ. Thơ của Hồ Xuân Hương gần gũi với đời sống, bộc bạch nỗi xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, phá cách. Trong khi đó, Bà Huyện Thanh Quan lại mang nét trang trọng, đài các hơn.

- Cách dùng từ đã đánh dấu những nét riêng trong phong cách sáng tác của hai tác giả.

Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” khẳng định một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay: truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đồng thời răn dạy con cháu bài học về yêu thương người khác.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác