logo

Soạn bài: Lẽ ghét thương (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Lẽ ghét thương ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Lẽ ghét thương

Soạn bài Lẽ ghét thương ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Lẽ ghét thương


Câu 1

Bài thơ nhắc đến những đời vua mà ông Quán ghét là đời Kiệt, Trụ, đời U, Lệ, đời Ngũ bá thời Xuân Thu, đời thúc quý. Ông Quán ghét chúng vì sự tàn bạo, độc ác, đây là những thời đại đã gây nhiều đau khổ lầm than cho nhân dân. Tác giả dùng đời sống nhân dân để đánh giá sự tốt xấu. Từ đây ta có thể khẳng định, cơ sở của sự ghét là đời sống của nhân dân.

Trái ngược hoàn toàn với lẽ ghét, lẽ thương của ông quán hướng đến những con người thiện lành, có tài, có đức, muốn cống hiến để giúp đỡ nhân dân nhưng không có cơ hội như đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đồng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc. Sự đồng cảm có lẽ bắt nguồn từ sự giống nhau về số phận giữa ông và họ.Lẽ thương của ông, cũng giống như kẻ ghét, đều xuất phát từ nhân dân: những người đối tốt với nhân dân, nhưng bị triều đình vùi dập sẽ chiếm được đồng cảm của ông.


Câu 2 

Đoạn trích sử dụng khá nhiều cặp từ “ghét- thương”, lặp đi lặp lại 12 lần. Các cặp từ đi song song đã nêu bật sự phân minh trong tình cảm của tác giả. Với nhà thơ, yêu ghét là hai trạng thái phân minh, không có điểm trung, không có trộn lẫn. Ông có lý do riêng để ghét, cũng có lý lẽ riêng để thương. Việc lặp lại này cũng khẳng định cường độ của cảm xúc: yêu và ghét đến tột cùng, mãnh liệt.


Câu 3

Câu thơ đưa ra quan điểm về đạo lý thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít, hài hòa trong tâm hồn nhà thơ. Thương hay ghét điều gì tất cả đều xuất phát từ nhân dân, đặt cuộc sống của nhân dân nên làm chuẩn mực để ghét hay thương. Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự là con người có tư tưởng cao đẹp, hết lòng về nhân dân.


LUYỆN TẬP


Câu 1

Theo anh (chị)…

Câu thơ tạo thành điểm nhấn của bài thơ, thâu tóm hết triết lý và tư tưởng của bài thơ là:

                         Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

Câu thơ là lời khẳng định thương và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Thương hay ghét đều là các trạng thái của tình cảm, mà nhà thơ lấy nhân dân làm thước đo để quyết định yêu ghét. Hai tình cảm ấy đan xen, nối tiếp, tuy phân minh ghét gì, thương gì nhưng luôn song song tồn tại, càng thương cái tốt đẹp, thì sẽ càng ghét cái xấu.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác