logo

Soạn bài: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn nhất. Với bản soạn văn 11 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn


Câu 1

Mở đầu bài thơ là “bầu trời cảnh Bụt” mở ra 2 cảnh: bầu trời là cảnh thật, cảnh Bụt là cảnh nửa thực, nửa ảo. Câu thơ như một lời giới thiệu với người đến thăm Hương Sơn về không gian rộng lớn, non nước thấm đẫm tâm linh. Nó gợi về nên tôn giáo lâu đời ở Việt Nam: Phật giáo.

Ta có thể cảm nhận được một tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm, cùng với tình yêu thiên nhiên hòa quyện qua cách miêu tả chi tiết về cảnh thiên nhiên, cũng là gợi về sự tâm linh của Hương Sơn qua:” “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, “lồng bóng nguyệt”, “uốn thang mây”.


Câu 2 

Tiếng chuông chùa trong cảm nhận của tác giả hiện lên tinh tế.Tiếng “chày kinh” vang lên trong không gian yên tĩnh, âm vang làm thức tỉnh con người, khiến “người khách tang hải” giật mình tỉnh lại từ giấc mộng, nhận ra những giá trị hiện thực.

Không gian gợi lên êm đềm, yên ắng, chỉ có tiếng chày kinh đều đều. Tiếng chày kinh ấy như có khả năng thanh lọc bụi trần, khiến cho cảnh vật và con người như một cách thoát thai khỏi cuộc sống xô bồ. Dường như cái sinh khí linh thiêng của Hương Sơn đã ngấm vào từng cảnh vật, dễ dàng kéo con người ra khỏi âu lo trần tục.


Câu 3

Bài thơ thể hiện đặc sắc nghệ thuật trong việc miêu tả:

- Trước hết tác giả miêu tả không gian chi tiết từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể đem đến cho người đọc cái nhìn vừa tổng thể, vừa bao quát. Đồng thời, cách miêu tả không gian nhiều tầng, cao thấp trập trùng đã tạo chiều sâu cho bức tranh về cảnh Hương Sơn, làm cho bức tranh ấy trở nên sinh động.

- Bức tranh Hương Sơn còn được miêu tả cả về âm thanh: có tiếng chim, có tiếng chày kinh,… Tất cả được miêu tả cụ thể với từng đặc điểm riêng của mình. Âm thanh ấy nổi lên giữa không gian tĩnh lặng, thiêng liêng, nhưng nó không làm mất cái tĩnh lặng thiêng liêng mà càng nhấn mạnh hơn cái tĩnh lặng đó.

- Tác giả còn đem cả màu sắc vào trong việc miêu tả. Đó là đá ngũ sắc lóng lánh như gấm dệt, là ánh trăng trong hang, là đường lên gập ghềnh, uốn lượn. Mọi màu sắc, đường nét được miêu tả rõ nét nhưng lại làm nổi bật sự hài hòa của cảnh vật. Cảnh vật vừa lộng lẫy, mỹ lệ, vừa cách điệu, nó gợi lên một cái gì đó mang đầy sự tâm linh, tạo thành dấu ấn riêng của Hương Sơn.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác