logo

Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Đại cáo bình Ngô ngắn nhất. Với bản soạn văn 10 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm

Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Bố cục:

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc của Đại Việt (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân)

+ Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Phơi bày, lên án tội ác của giặc Minh xâm lược

+ Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Quá trình chống lại quân Minh xâm lược và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Đoạn 4 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố, khẳng định độc lập và nêu ra bài học lịch sử


Khái quát tác phẩm

Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1 

+ Đoạn 1 (từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc của Đại Việt (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân)

+ Đoạn 2 (từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được"): Phơi bày, lên án tội ác của giặc Minh xâm lược

+ Đoạn 3 (từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng là chưa thấy xưa nay"): Quá trình chống lại quân Minh xâm lược và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Đoạn 4 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố, khẳng định độc lập và nêu ra bài học lịch sử

⇒ Mỗi đoạn thể hiện một nội dung khác nhau nhưng đều tập trung hướng vào chủ đề chung của bài cáo (nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc):

Đoạn 1: Mở đầu cho tư tưởng nhân nghĩa bằng lý luận cốt lõi – nhân nghĩa cốt ở sự yên bình của nhân dân “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

 Đoạn 2: Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở việc khẳng định những việc làm sai trái tàn bạo của giặc Minh là đi ngược lại đạo lý

Đoạn 3: tư tưởng độc lập dân tộc nằm ở lòng yêu nước và sức mạnh trừ gian diệt bạo, bảo vệ chủ quyền

Đoạn 4: Khẳng định độc lập, tổng kết lại tính đúng đắn của tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng độc lập dân tộc.

Câu 2 

a. Chân lý làm chỗ dựa và căn cứ triển khai bài cáo: nhân nghĩa là giúp nhân dân có cuộc sống yên bình và dân tộc Đại Việt là dân tộc có nền độc lập chủ quyền riêng.

b. Vì:

+ Đoạn văn khẳng định nền độc lập dựa trên các phương diện: văn hiến, lãnh thổ,phong tục tập quán, lịch sử dân tộc

+ Tác giả đưa ra những dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ cho khẳng định: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần…. một phương”, “Núi sông….cũng khác”

c. - Tác giả đã sử dụng những câu văn biền ngẫu sánh đôi với giọng điệu mạnh mẽ như niềm tự hào chắc chắn, đặt nước ta ngang hàng với các nước phương Bắc “Từ Triệu Đinh Lý Trần… một phương”

- Tác giả đã có những lập luận sắc bén , dẫn chứng xác thực từ lịch sử để khẳng định cho lý lẽ của mình

“ Lưu Cung tham công…. Ô Mã”

Câu 3

a.

- Tác giả đã tố cáo âm mưu của giặc Minh: nhân lúc nhà Hồ rối loạn, chúng thừa cơ xâm chiếm, gây họa

- Những hành động dã man của chúng:

+ Chúng đày đọa nhân dân ta bằng những cực hình hà khắc, biến nhân dân ta thành nô lệ:

- Thiêu sống nhân dân, chôn sống trẻ nhỏ: “Nướng dân đen …. xuống dưới hầm tai vạ”

- Nặng thuế khóa, người bị ép xuống biển mò ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,…

+ Săn bắt sản vật của đất nước ta: “Vét sản vật….cạm đặt”

- Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất, tội ác tàn sát dân ta là man rợ nhất

b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:

+ Sử dụng những câu văn giàu hình tượng, lột tả sự dã man của giặc Minh : “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “thằng há miệng đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”

+ Sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc cho thấy tội ác tày trời của giặc Minh “trúc Nam Sơn không ghi hết tội”, “nước Đông Hải không rửa sạch mùi”

+ Phép liệt kê tố cáo tội ác hàng loạt của giặc

+ Giọng văn, lời văn linh hoạt: khi đanh thép uất hận tố cáo tội ác của giặc, lúc lại cảm thương tha thiết trước nỗi thống khổ của nhân dân, lúc lại nghẹn ngào ấm ức

Câu 4 

a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tái hiện:

- Những gian khổ của buổi đầu:

+ Thiếu người tài giúp nước: “tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu”

+ Thiếu lương thực: “Lương Sơn lương hết mấy tuần”

+ Thiếu lực lượng: “Khôi Huyện quân không một đội”

- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn, người anh hùng Lê Lợi vẫn có ý chí sắt đá:

+ Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

+ Nghĩ đến đại nghiệp ngay cả trong giấc ngủ:

“Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”

- Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng là ý chí quyết tâm to lớn và sự bền bỉ  của cả người đứng đầu lẫn nhân dân không bị khó khăn quật ngã

b. 

- Những trận đánh: Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động; Chiến dịch diệt chi viện của địch: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang. Trận đánh nào cũng có ý nghĩa to lớn giúp quân ta lấy lại địa bàn, khiến tướng giặc và kẻ bán nước phải bỏ mạng, tổn thất nặng nề.

- Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập đặc sắc để khắc họa hai bức tranh đối lập hoàn toàn với một bên là sự chiến thắng của quân ta khởi nghĩa và một bên là sự thất bại của kẻ thù:

+ Miêu tả thắng lợi của nhân dân ta Nguyễn Trãi sử dụng hàng loạt động từ mạnh cùng với hình ảnh nói quá đầy tính hào hùng: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông,… Tác giả đã so sánh thế chiến thắng của quân ta mạnh tựa thiên nhiên kì vĩ

- Ngược lại, miêu tả sự thất bại của giặc tác giả đã kết hợp phép liệt kê với những hình ảnh chân thực cụ thể làm bật rõ sự thất thế, tình cảnh khốn đốn thảm hại của kẻ thù: nghe hơi mà mất vía, máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm, thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm,…

- Tính chất hùng tráng của đoạn văn được thể hiện rõ nét bằng bút pháp anh hùng ca, xuyên suốt từ ngôn ngữ cho đến hình ảnh, nhịp điệu:

+ Tác giả đã sử dụng những hình ảnh phong phú, giàu sức gợi vừa cho thấy sự kì vĩ của sức mạnh quân ta đồng thời cũng đặc tả được sự thất bại thê thảm của quân giặc

+ Ngôn ngữ gợi tả, các động từ mạnh liên tiếp như vẽ nên bức tranh của chiến trận trước mắt người đọc, người đọc như cảm nhận được bước đi dồn dập của đoàn quân khởi nghĩa. Hệ thống từ ngữ đối lập đã khắc họa rõ tình thế chiến thắng của ta và sự đại bại của quân địch.

+ Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, hào sảng; âm thanh giòn giã, hào hùng.

Câu 5 

- Giọng văn đến đây không còn hùng hồn hào sảng mà chuyển sang trầm lắm, suy ngẫm nhưng vẫn chứa đựng niềm tự hào. Sở dĩ có sự khác nhau này là vì tới đoạn này mạch nội dung đã chuyển sang phần tổng kết chiến thắng và suy ngẫm về sự thắng lợi.

- Trong lời tuyên bố nền độc lập, tác giả đã rút ra bài học lịch sử:

+ Tác giả nêu ra quy luật của tự nhiên để nói tới quy luật suy thịnh của quốc gia “ kiền khôn bĩ rồi lại thái/ nhật nguyệt hối rồi lại minh”. Để từ đó khẳng định sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng đất nước thì đất nước sẽ có tương lai tươi sáng.

+ Tác giả đề cao sức mạnh từ các thế hệ đi trước: “Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy”, “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”

- Những bài học lịch sử này còn thiết thực, có giá trị tới tận hôm nay: chúng ta cần biết chấp nhận quy luật của cuộc sống có thất bại thì mới có thành công, quan trọng là cần biết vượt qua khó khăn để đạt được thành công. Đông thời chúng ta cũng cần học hỏi người đi trước, ghi nhớ những kinh nghiệm mà người đi trước có được từ trong quá khứ.

Câu 6 

a. Đại cáo bình Ngô có mang ý nghĩa về tuyên ngôn quyền sống của con người vì:

+ Tác phẩm nêu lên tư tưởng nhân nghĩa là ở sự yên bình ấm no của nhân dân “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”

+ Tác phẩm tố cáo, lên án tội ác dã man của giặc Minh

b. Sự hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương ở Đại cáo bình Ngô:

* Yếu tố chính luận:

+ Kết cấu: bài cáo có kết cấu chặt chẽ tiêu biểu của thể cáo, gồm 4 phần mỗi phần mang một nội dung rõ ràng làm sáng tỏ tư tưởng trung tâm.

+ Lập luận: hệ thống lập luận mạch lạc, sắc bén, dẫn chứng cụ thể không thể bác bỏ

+ Từ ngữ: Các từ chuyển ý lập luận rất rõ ràng thường thấy trong các văn bản chính luận: từng nghe, vừa rồi, ta đây, lại ngặt vì, thế mà, trọn hay, bởi thế

* Yếu tố văn chương:

- Từ ngữ: giàu sức gợi hình, gợi cảm, mang sắc thái biểu cảm rõ ràng (khi đề cao chiến thắng của quân ta, khi lại phơi bày sự thảm bại của kẻ thù)

- Hình tượng: tác giả xây dựng hình tượng người anh hùng  với vẻ đẹp sánh ngang đất trời trong cảm hứng ngợi ca, đối lập với đó là hình ảnh thất bại thảm hại của quân giặc

- Nghệ thuật sử dụng câu văn: câu văn dài ngắn linh hoạt đan xen nhau, sử dụng kiểu câu biền ngẫu sóng đôi.

- Nhịp điệu: ngắt nhịp linh hoạt, uyển chuyển


Luyện tập:

Câu 1 (trang 23 sgk Văn 10 tập 2)

Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai

→ Tác dụng: Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ đã góp phần làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng chính của tác phẩm đồng thời giúp tác phẩm như một bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn trong nền văn học Việt Nam


Nhận xét - Ý nghĩa

1. Nội dung:

Học sinh nắm được tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc mang tính thời đại của tác giả

2. Nghệ thuật:

Học sinh phân tích được những nét nghệ thuật đặc sắc của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác