* Tự sự:
- “Tự sự” (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
* Sự việc:
- Sự việc là “cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.”
- Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.
* Chi tiết:
- Là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng
- Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động,.. của nhân vật, sự vật,…
=> Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện.
Câu 1 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Tác giả dân gian kể về cả 3 nội dung là tình cha con, tình vợ chồng chung thủy và và về công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa.
Có thể coi sự việc và các chi tiết trên là một trong những sự việc, chi tiết tiêu biểu trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
Nếu không kể sự việc đó hoặc bỏ chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng để làm dấu thì câu chuyện không tiếp nối được vì đó là một chi tiết tiêu biểu bởi nếu Mị Châu không rắc lông ngỗng thì sẽ không có chi tiết Trọng Thủy tìm thấy xác nàng rồi ôm lòng hối hận và nhảy xuống giếng chết.
Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
- Lần này anh đi làm nhiệm vụ của người cách mạng:
+ Anh được giác ngộ lý tưởng
+ Tham gia vào công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
+ Nguyện chiến đấu vì tổ quốc, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
- Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:
+ Xác định chủ đề của bài văn tự sự
+ Xác định cốt truyện
+ Xác định nội dung của từng sự việc trong mạch truyện đó
+ Xác định các chi tiết tiêu biểu liên kết các sự việc lại với nhau
Câu 1 (trang 63 – 64 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
Không thể bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống vì:
- Đây là sự việc tiêu biểu trong câu chuyện
- Sự việc này dẫn đến sự việc tiếp theo là bà và cháu nhận ra được giá trị vẻ đẹp của hòn đá nằm ở đâu
- Sự việc này là điểm nhấn cho mọi người thấy rằng không phải cứ thứ gì trông xấu xí là vô giá trị mà nó đẹp ở chính cái sự xấu đó và giá trị từ sự xấu xí đó
Bài học về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu:
- Những sự việc, chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết phải có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, xây dựng tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ Văn 10 tập 1)
- Trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”, Hô-me-rơ kể lại cảnh tượng Uy-lít-xơ đoàn tụ bên vợ Pê-nê-lốp cùng con trai sau hai mươi năm xa cách và chàng đã vượt qua thử thách của vợ, cả gia đình vui mừng, hạnh phúc bên nhau.
- Đoạn cuối cùng tác giả chọn một sự việc quan trọng là Pê-nê-lốp đố chồng bằng câu chuyện chiếc giường và cuối cùng nàng rất hạnh phúc khi nhận ra chồng. Sự việc này được kể bằng những chi tiết:
+ Pê-nê-lốp nhờ Ơ-ri-cle khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng
+ Uy-lít-xơ giật mình khi nghe vợ nói vậy và miêu tả lại tỉ mỉ để khẳng định chiếc giường không dễ dàng di chuyển: nếu không phải thần linh giúp đỡ thì người tài giỏi cũng khó lòng di chuyển được, đây là chiếc giường kỳ lạ, chính tay chàng làm, chàng xây phòng quanh cây ô liu, rồi cách làm giường bằng cây, lấy vàng bạc ngà nạm trang trí,…
+ Pê-nê-lếp nghe Uy-lít-xơ kể về chiếc giường bí mật đã nhận ra chồng mình và nàng ôm cổ chồng mãi không buông.
è Sự việc này có thể coi là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện bởi vì đây chính là điểm nhấn của câu chuyện, là nút mở cho diễn biến câu chuyện để Pê-nê-lốp có thể nhận ra được Uy-lít-xơ. Đồng thời tác giả cũng khắc họa được tính cách nhân vật Pê-nê-lốp vừa thông minh vừa nhạy bén.