logo

Soạn bài: Câu ghép - tiếp theo (ngắn nhất)


Soạn bài: Câu ghép - tiếp theo (ngắn nhất)


I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU

1. Quan hệ ý nghĩa của câu trên là giả thiết- kết quả.

Từ  “ có lẽ “ đưa ra gợi ý, giả thuyết.

Từ “ bỏi vì” chỉ ra nguyên nhân của sự việc.

2. Những quan hệ ý nghĩa trong câu ghép đã được học là:

Nguyên nhân - kết quả: nếu…thì…

Tăng tiến: càng…càng…

Tương phản: …nhưng…

Đồng thời:…và…, …mà còn…

Lựa chọn: …hoặc…


II. LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích:

a, Quan hệ nguyên nhân- kết quả

Cảnh vật chung quanh tôi thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học.

                                     Kết quả                                                                      Nguyên nhân

b, Quan hệ giả thuyết- hệ quả

Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại 

                                                    Giả thuyết

thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!

                  Hệ quả

c, Quan hệ cùng nhau, diễn ra đồng thời.

Chẳng những…mà.. được sử dụng liên tiếp nhiều lần trong đoạn văn.

d, Quan hệ tương phản.

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

      Vế 1                                    Vế 2

e, Quan hệ tăng tiến.

Câu 2:

a, Câu ghép trong đoạn trích là:

- Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.

- Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

- Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.

- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b, Quan hệ giữa các vế của những câu ghép có cặp từ “ trời…biển…” trên là quan hệ nhân quả.

Hai câu còn lại “ Buổi sớm…” và “ Buổi chiều…” là câu ghép có quan hệ đồng thời.

c, Không nên thay đổi để tách câu ghép ra thành câu đơn vị như vậy sẽ mất đi mối liên kết trong câu. Sẽ không thể hiện dụng ý so sánh của tác giả, khi đối chiếu cảnh biển vào buổi sáng và buổi chiều.

Câu 3:

Xét về lập luận có thể tách những câu ghép đó thành các câu đơn vì mỗi câu diễn tả được trọn vẹn một ý mà nó muốn mang lại.

Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy dùng để:

+ Cho thấy đắn đó, nỗi băn khoăn quả lão Hạc khi nhờ cậy ông giáo về việc của mình.

+ Người già tính thường hay dài dòng và kể lể.

Câu 4:

a, Câu ghép thứ hai là: “ Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu  thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được.

Quan hệ: giả thuyết- kết quả.

Không nên tách câu ghép này thành câu đơn. Khi để như vậy là chị Dậu đang phân tích cho con thầy được thấy được mức độ nghiệm trọng của sự việc. Dùng câu ghép cho thấy sự bất lực của chị khi van nài con.

b, Tách câu ghép:

- Thôi! U van con. U lạy con. Con thương thầy, thương u. Con đi ngày bây giờ cho u.

Mỗi câu đã diễn tả trọn vẹn một ý nên dù có tách ra thì ý nghĩa cũng không thay đổi. Nhưng khi dùng câu ghép thì lại lột tả được sự cấp bách, van nài của người mẹ mặc dù rất đau khổ, rất thương con những đành phải cam chịu bán con đi.

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo)  ngắn nhất | Soạn văn 8 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác