logo

Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (siêu ngắn)

Soạn bài Bánh chưng bánh giầy siêu ngắn gọn chỉ có tại TOPLOIGIAI. Soạn văn 6 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn giúp các bạn học môn Ngữ văn lớp 6 đơn giản, dễ dàng nhất


Khái quát truyện Bánh chưng bánh giầy


Bố cục

Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (siêu ngắn) | Soạn văn 6 siêu ngắn - TopLoigiai


Tóm tắt

      Vua Hùng Vương khi đã về già , đất nước yên bình , ông muốn truyền ngôi cho đứa con trai có thể chuẩn bị lễ vật mà ông vừa ý. Trước lễ Tiên Vương, các lang vì ngôi báu mà dâng rất nhiều lễ vật nhưng Vua Hùng đều không vừa ý. Duy chỉ có Lang Liêu được thần chỉ dạy đã làm ra thứ bánh khiến nhà Vua vừa lòng và truyền ngôi. Cũng kể từ ngày đó, bánh chưng bánh giầy trở thành thứ bánh đặc trưng trong dịp tết Nguyên Đán.


Soạn bài Bánh chưng bánh giầy siêu ngắn

Soạn Câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn 6)

- Hoàn cảnh, ý định, hình thức chọn người nối ngôi là :

     + Hoàn cảnh: Đất nước hưng thịnh thái bình, nhà Vua đã già yếu muốn truyền ngôi nhưng có tới 20 đứa con trai.

     + Ý định: Không nhất định phải là con trưởng, phải nối được chí.

     + Hình thức chọn: Dùng hình thức khác lạ là lễ vật tốt nhất cho lễ Tiên Vương.

Soạn Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 6)

- Nguyên nhân Lang Liêu được thần giúp đỡ :

    + Tuy là vị hoàng tử thứ 18 nhưng Lang Liêu lại luôn chịu thiệt thòi, do mẹ bị ghẻ lạnh rồi chết.

    + Chàng dù là hoàng tử nhưng từ nhỏ đã sống cuộc sống như thường dân nên rất gần gũi với nhân dân.

     + Chàng còn là người thông minh, sáng tạo khi hiểu được ý thần linh.

Soạn Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 6)

- Lý do mà hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn :

     + Có được hàm ý sâu xa: Tượng trưng cho trời, đất.

     + Ngoài ra còn thể hiện sự quý trọng nghề nông và thành quả nhân dân làm ra.

- Vua chọn Lang Liêu nối ngôi vì: Lang Liêu đã làm ra lễ vật ông ưng ý nhất, còn là người hiếu thảo, thương dân.

Soạn Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

  Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy:

     + Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên Đán.

     + Thể hiện sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.

     + Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.


Luyện tập

Câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

     Phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào dịp tết Nguyên Đán đã có từ lâu đời . Từ phong tục này ta thể hiện sự nhớ tới sự quan trọng của nghề nông, tỏ rõ sự biết ơn dành cho tổ tiên.

Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

-  Trong cả câu chuyện em thích nhất là chi tiết: Nhà vua cho mọi người tụ họp để nói về ý nghĩa của bánh chưng bánh giầy. Đó là vì qua chi tiết này có thể hiểu được mong muốn mà nhân dân đưa vào cả câu chuyện.

Xem thêm các bản soạn bài Bánh chưng bánh giầy khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác