logo

Soạn bài: Bánh chưng, Bánh giầy ( chi tiết)

Tục làm bánh chưng, bánh giầy vào dịp Tết nguyên đán đã có từ rất lâu đời, hẳn các em cũng tò mò muốn biết nguồn gốc ra đời cũng như ý nghĩa sâu sắc của tập tục này. Vậy hãy cùng Toploigiai tìm hiểu điều đó qua bài soạn Bánh chưng, Bánh giầy dưới đây nhé:


Khái quát truyện Bánh chưng, Bánh giầy


TÓM TẮT:

Soạn văn 6: Bánh chưng, Bánh giầy | Soạn văn lớp 6 chi tiết


BỐ CỤC:

Gồm 3 phần

Phần 1: từ đầu đến chứng gián: ý định truyền ngôi của vua

Phần 2: tiếp theo đến hình tròn: Lang Liêu và các hoàng tử làm lễ vật

Phần 3: phần còn lại: giải thích tục lệ làm bánh chưng bánh giầy

Soạn văn 6: Bánh chưng, Bánh giầy | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Bánh chưng, Bánh giầy

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh

- Bản thân đã già yếu

- Đất nước thì đang ấm no, giặc Ân đã được đánh đuổi, dẹp yên

Với ý định và mong muốn tìm ra người con nối được chí lớn vua cha, làm cho dân ấm no, ngai vàng giữ vững. Vì vậy, nhà vua đã nảy ra ý mở cuộc thi công bằng cho các người con của mình tranh tài, nhân lễ Tiên vương ai mang lễ vật đến cúng tổ tiên mà làm vừa ý Vua cha sẽ được truyền ngôi « Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám. »

Như vậy, vua Hùng là người đức rộng tài cao, có cái nhìn xa trông rộng về thời cuộc. Ông là vị vua anh minh sáng suốt không thiên vị người con nào, có một tư tưởng rất tiến bộ khi truyền ngôi cho người tài giữ nước, an dân lại thương dân, yêu nước. Đây chính là vị vua đáng kính, người cha tốt.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Vua Hùng có tới 20 người con nhưng chỉ có Lang Liêu được Thần giúp đỡ là bởi vì chàng là người con thứ mười tám, mẹ của chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh ốm rồi chết vì vậy so với anh em khác, chàng thiệt thòi nhất. Tuy nhiên, chàng rất chăm chỉ lo việc đồng áng, sống gần gũi với nhân dân nên hiểu lòng dân và yêu dân hơn hết. Với những phẩm chất tài đức của Lang Liêu rất phù hợp để trở thành bậc minh quân trong thiên hạ.

-  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các Lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến bao nhiêu sơn hào hải vị để cúng lễ tổ tiên nhưng vua cha lại chọn hai thứ bánh của Lang Liêu

- Hai thứ bánh này được làm từ gạo nếp và các nguyên liệu dân giã khác. Ngay lần đầu tiên thấy đã được vua cha chú ý «xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu » bày tỏ sự vừa ý ưng thuận, sau đó vua còn hỏi Lang Liêu về thứ bánh mới lạ này. do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

- Lang Liêu vốn là người thật thà khi vua cha hỏi về hai loại bánh này thì chàng liền kẻ lại với vua cha giấc mộng và những lời vị thần báo cho Lang Liêu. Điều này làm cho vua Hùng tin vào đây là lời tiên tri của Tiên vương

Sau khi dùng bánh cúng tế Trời, Đất cùng Tiên vương, Hùng Vương thực hiện lời tuyên bố trước đó trước mặt quân thân và các lang truyền ngôi cho Lang Liêu

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là sự giải thích về nguồn gốc của chiếc bánh, hai loại bánh này có từ xa xưa thời vua Hùng, là đặc sản truyền thống dân tộc Việt ta vì vậy cần giữ gìn và trân trọng thành quả của ông cha ta.

Hai chiếc bánh tuy làm từ những nguyên liệu bình dân gần gũi quen thuộc nhưng lại là thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Lúa gạo thật quý đã nuôi sống bao người dân ta và đặc biệt, ăn không bao giờ chán.

Qua đây còn đề cao tinh thần lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

⇒ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.


LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hình ảnh bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh làm từ những sản phẩm do người nông dân, nó trở thành quả của họ và được sử dụng trong nhiều dịp khác nhau, đặc biệt là ngày Tết. Vì vậy mà nước ta có phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy để cúng lễ tổ tiên.

- Thứ nhất, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho Đất, còn bánh giầy có hình tròn tượng trưng cho Trời. Và nước ta là nước có nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu trời đất mang lại. Nhân dân dùng hai thứ bánh này để cúng bái Trời Đất, để cảm tạ đã ban vụ được mùa, cầu có mùa màng sắp tới tốt tươi, khí hậu thuận lợi.

- Thứ hai, dâng hai thứ bánh này lên bàn thờ tổ tiên để bành tỏ lòng thành và sự biết ơn của con cháu đến ông cha. Đây là đạo lí « Uống nước nhớ nguồn » tốt đẹp của dân tộc cần được duy trì và phát huy.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Chi tiết Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo...". Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho truyện. Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu mới được thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật được giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và hạt gạo là lương thực chính; đồng thời chi tiết này thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người làm ra.

( Học sinh có thể chọn những chi tiết khác để phân tích

- Vua cha nói với các người con và đưa ra lời thử tài

- Vua cha xem các những lễ vật do các con mang đến và thực hiện lời hứa… )


Xem thêm các bản Soạn bài Bánh Chưng, Bánh giầy khác:


Ý nghĩa truyện Bánh chưng, Bánh giầy

Soạn văn 6: Bánh chưng, Bánh giầy | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Ngoài nội dung bài soạn Bánh chưng, bánh giầy trên, các em có thể tham khảo các bài viết liên quan để hiểu rõ hơn về bài học:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác