logo

Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng (ngắn nhất)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bài ca ngất ngưởng ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 11 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.


Khái quát tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng ngắn nhất | Soạn văn 11 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài Bài ca ngất ngưởng


Câu 1

Bài thơ có bốn từ ngất ngưởng:

- Từ “ngất ngưởng” thứ nhất như lời bộc bạch tự nhận xét của ông về tài năng của mình. Ông thấy mình có tài, đã đem tài năng cống hiến cho nhân dân bằng nhiều cách. Tuy làm quan là một việc gò bó, nhưng ông vẫn giữ cho mình phong cách tự do, phóng khoáng.

- Từ “ngất ngưởng” thứ hai là sự ngạo nghễ của ông khi làm dân thường. Nguyễn Công Trứ khi làm dân thường vẫn giữ tư thế oai vệ khi còn làm quan, cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa như hồi còn đánh trận.

- Từ “ngất ngưởng” thứ ba thể hiện cái ngông hơn người trong lối sống của ông. Nguyễn Công Chứ dẫn theo thiếu nữ lên chùa, đi hát ả đào,…-những việc làm mà người xưa cho rằng quân tử không được làm, nhưng với tác giả, đây là việc làm hết sức bình thường, ông còn tự đánh giá cao việc ấy,

- Từ “ngất ngưởng” cuối cùng thể hiện thái độ của ông trước danh lợi. Ông hơn người ở chỗ, danh lợi trong mắt ông không có giá trị, ông coi thường phú quý, mặc kệ lời dư luận, ông sống theo ý của mình, làm những việc mình thích, không vướng bận đến thân phận của mình.


Câu 2

Việc làm quan gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn muốn ra làm quan vì đó là cách để ông không lãng phí tài năng của mình, để đem tài năng của mình giúp đỡ cho nhân dân. So với việc cống hiến, sự gò bó với ông chỉ là hy sinh rất nhỏ. Hơn nữa, với lối sống phóng khoáng, tôn trọng cá nhân, tôn trọng trung thực của mình, ông đã giữ được cá tính, sự tự do của mình.


Câu 3 

Nguyễn Công Trứ tự cho mình là ngất ngưởng bởi lẽ lối sống của ông thể hiện sự ngất ngưởng: con người từng làm việc lớn, sống tự do, phóng khoáng, có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua định kiến xã hội, sống vì bản thân, vì điều mình mình mong muốn. Ông dùng cái nhìn khách quan, giọng điệu tự tin, khẳng khái để đánh giá về lối sống của mình. Đây là lối sống tốt mà mọi người nên học tập.


Câu 4

Đặc điểm nổi bật của hát nói là sự linh hoạt và phóng khoáng. Tuy có quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể sáng tạo theo cách riêng của mình. Sự sáng tạo đó giúp cho thể loại hát nói thể truyền tải những suy nghĩ mới mẻ của tầng lớp nho sĩ, phá vỡ những rào cản của định kiến trong xã hội phong kiến  để đưa ra những lối sống, những suy nghĩ mới cho mọi người.


LUYỆN TẬP


Câu 1 

Theo anh (chị)…

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và bài Phong cảnh hương sơn có sự khác biệt khá rõ nét trong ngôn ngữ:

- Bài ca ngất ngưởng với nội dung phá cách, chính vì thế ngôn ngữ đầy sự phóng khoáng, tự do, bên cạnh đó còn mang cả sự ngạo nghễ của con người làm nên trí lớn, chơi ngông với đời.

- Còn bài Phong cảnh Hương Sơn lại mang ngôn ngữ nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiên, phù hợp với nội dung, đồng thời thể hiện sự yêu thích, niềm say mê với phong cảnh thiên nhiên đất nước.

Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác